Thứ Tư, 31 tháng 8, 2011

Đà Nẵng biểu diễn lướt ván và âm nhạc đường phố dịp 2-9


Hai hoạt động nhằm kỷ niệm 66 năm Ngày Quốc khánh 2-9 được Trung tâm Tổ chức sự kiện và lễ hội Đà Nẵng chính thức công bố sáng 31-8.

Diễn tập lướt ván vào chiều 28-8 trên sông Hàn

Diễn tập lướt ván vào chiều 28-8 trên sông Hàn

Theo đó, từ khoảng 17 đến 18 giờ ngày 2-9 sẽ là màn biểu diễn Jetski và dù kéo từ cầu Rồng đến cầu sông Hàn; lướt ván đơn, ván kép, ván chồng từ cầu Rồng đến cảng Đà Nẵng của 14 vận động viên thuộc CLB lướt ván Huy Khánh Đà Nẵng.

Từ 19 giờ 30 đến 21 giờ, những giai điệu flamenco sôi động cùng những tình khúc lãng mạn sẽ được trình bày bởi các nhạc công violon, guitar, saxophone của Đà Nẵng.

Sân khấu mở với hình ảnh hai cánh buồm ở vỉa hè đường Bạch Đằng (đoạn đối diện chợ Hàn) vừa là nơi biểu diễn âm nhạc, vừa dành cho khán giả thưởng thức chương trình. Hai màn hình lớn hai bên sân khấu cũng được lắp đặt cho người dân, du khách dễ theo dõi.

Trong suốt thời gian diễn ra hoạt động, Ban tổ chức cắt 1/3 đường Bạch Đằng để lấy không gian cho các hoạt động. Ba điểm giữ xe trên các con đường Hùng Vương, Nguyễn Thái Học, Phan Đình Phùng do UBND quận Hải Châu quản lý, lấy giá giữ xe 5.000 đồng/xe máy, 2.000 đồng/xe đạp.

Ông Hồ Văn Ánh, Giám đốc Trung tâm Tổ chức sự kiện và lễ hội Đà Nẵng, cho biết đây là hoạt động thể thao-văn hóa-du lịch lấy kinh phí xã hội hóa, đáp ứng nhu cầu giải trí của người dân và du khách đến tham quan, nghỉ dưỡng ở thành phố, đồng thời quảng bá hình ảnh Đà Nẵng năng động, trẻ trung trong mắt du khách nội địa và quốc tế.

Hằng Vang


(Theo website Nguyễn Bá Thanh)

Đà Nẵng biểu diễn lướt ván và âm nhạc đường phố dịp 2-9


Hai hoạt động nhằm kỷ niệm 66 năm Ngày Quốc khánh 2-9 được Trung tâm Tổ chức sự kiện và lễ hội Đà Nẵng chính thức công bố sáng 31-8.

Diễn tập lướt ván vào chiều 28-8 trên sông Hàn

Diễn tập lướt ván vào chiều 28-8 trên sông Hàn

Theo đó, từ khoảng 17 đến 18 giờ ngày 2-9 sẽ là màn biểu diễn Jetski và dù kéo từ cầu Rồng đến cầu sông Hàn; lướt ván đơn, ván kép, ván chồng từ cầu Rồng đến cảng Đà Nẵng của 14 vận động viên thuộc CLB lướt ván Huy Khánh Đà Nẵng.

Từ 19 giờ 30 đến 21 giờ, những giai điệu flamenco sôi động cùng những tình khúc lãng mạn sẽ được trình bày bởi các nhạc công violon, guitar, saxophone của Đà Nẵng.

Sân khấu mở với hình ảnh hai cánh buồm ở vỉa hè đường Bạch Đằng (đoạn đối diện chợ Hàn) vừa là nơi biểu diễn âm nhạc, vừa dành cho khán giả thưởng thức chương trình. Hai màn hình lớn hai bên sân khấu cũng được lắp đặt cho người dân, du khách dễ theo dõi.

Trong suốt thời gian diễn ra hoạt động, Ban tổ chức cắt 1/3 đường Bạch Đằng để lấy không gian cho các hoạt động. Ba điểm giữ xe trên các con đường Hùng Vương, Nguyễn Thái Học, Phan Đình Phùng do UBND quận Hải Châu quản lý, lấy giá giữ xe 5.000 đồng/xe máy, 2.000 đồng/xe đạp.

Ông Hồ Văn Ánh, Giám đốc Trung tâm Tổ chức sự kiện và lễ hội Đà Nẵng, cho biết đây là hoạt động thể thao-văn hóa-du lịch lấy kinh phí xã hội hóa, đáp ứng nhu cầu giải trí của người dân và du khách đến tham quan, nghỉ dưỡng ở thành phố, đồng thời quảng bá hình ảnh Đà Nẵng năng động, trẻ trung trong mắt du khách nội địa và quốc tế.

Hằng Vang


(Theo website Nguyễn Bá Thanh)

Bí thư thành ủy Nguyễn Bá Thanh kiểm tra các dự án tại quận Cẩm Lệ


Đó là vấn đề quan trọng được đưa ra tại buổi kiểm tra thực tế các dự án trên địa bàn quận Cẩm Lệ của đồng chí Nguyễn Bá Thanh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố trong sáng 30-8. Cùng đi có Phó Chủ tịch UBND thành phố Văn Hữu Chiến và lãnh đạo các sở, ngành, địa phương liên quan.

Đồng chí Nguyễn Bá Thanh kiểm tra thực tế các khu tái định cư tại Khu đô thị sinh thái Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ

Đồng chí Nguyễn Bá Thanh kiểm tra thực tế các khu tái định cư tại Khu đô thị sinh thái Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ

Ấn định tiến độ của từng dự án

Theo báo cáo của ông Võ Văn Thương, Bí thư Quận ủy, Chủ tịch UBND quận Cẩm Lệ, đến 25-8, trong tổng số 2.675 hộ giải tỏa thuộc dự án Khu đô thị sinh thái Hòa Xuân, đã có 1.426 hộ nhận tiền đền bù, bàn giao mặt bằng, đạt gần 54%; còn 799 hộ có nhà ở và 276 hồ sơ đất trống chưa bàn giao. Trong đó, có 91 hộ ở Cồn Dầu chưa chịu nhận tiền đền bù. Về di dời mồ mả tại Nghĩa địa Cồn Dầu, 1.347 mộ có gia chủ đã nhận tiền đền bù, trong đó đã di dời được hơn 1.280 mộ.

Trước tình hình đó, đồng chí Nguyễn Bá Thanh chỉ đạo các đơn vị liên quan phối hợp cùng địa phương vận động nhân dân thực hiện việc nhận tiền đền bù để giải phóng mặt bằng cho các đơn vị thi công. “Đến hết tháng 12 này, tất cả các hộ trong dự án phải nhận tiền đền bù và nhận đất tái định cư thực tế”, đồng chí Bí thư Thành ủy quyết định.

Đối với các dự án tái định cư trên địa bàn, tại khu E1 và E2, ông Nguyễn Quang Trung, Giám đốc Công ty CP Đầu tư phát triển nhà Đà Nẵng cho biết, tại khu E1 đã có 2.196 lô đất tái định cư thực tế trong tổng số 2.254 lô đất theo quy hoạch (2.196/2.254); khu E2 có 870/1.656 lô, đến hết tháng 9 sẽ có đủ 1.000 lô đất thực tế. Tuy nhiên, đồng chí Nguyễn Bá Thanh yêu cầu đến hết tháng 9 phải có đủ 1.200 lô và đến cuối tháng 1-2012 phải hoàn thành dứt điểm khu E2. Trước đề nghị đó, vì hết vốn thi công công trình, ông Nguyễn Quang Trung kiến nghị thành phố bổ sung cho khu E1 15 tỷ đồng và khu E2 20 tỷ đồng. Kiến nghị này được Bí thư Thành ủy đồng ý, chỉ đạo UBND thành phố bù đủ số tiền đề nghị.

Đối với các dự án do Công ty TNHH MTV Vật liệu xây dựng-Xây lắp và Kinh doanh nhà làm chủ đầu tư, ông Nguyễn Tuấn Anh, Giám đốc công ty cho biết, đơn vị này sẵn sàng thực hiện theo đúng tiến độ mà lãnh đạo thành phố đề nghị. Tại khu E mở rộng, đã có 800/1.811 lô đất, đến 30-9 sẽ có 200 lô, còn 811 lô phải xong trước 30-1-2012 theo chỉ đạo của Bí thư Thành ủy; khu E2 mở rộng (giai đoạn 1) có 900/2.140 lô đất và sẽ hoàn thành trước ngày 29-3-2012; khu E mở rộng (giai đoạn 2) đã có 560/1.900 lô đất, được đề nghị đến 30-1-2012 thi công xong. Bên cạnh việc hoàn thành toàn bộ 2.161 lô đất tại khu B (giai đoạn 1 và 2) Khu dân cư Nam cầu Cẩm Lệ, đơn vị này đã thực hiện xong 870 lô đất tái định cư thực tế trong tổng số 1.070 lô đất theo quy hoạch tại Khu D và được lãnh đạo thành phố ấn định thời gian hoàn thành là hết tháng 12 năm nay.

Trong khi đó, tại khu A mở rộng (giai đoạn 1), ông Trần Phước Tuấn, Giám đốc Công ty TNHH MTV Xây dựng và Phát triển hạ tầng Đà Nẵng cho biết, đã có đủ 524 lô đất tái định cư thực tế; giai đoạn 2 có 754/1.090 lô, do vướng mắc 9 hộ chưa giải tỏa. Đơn vị này cam kết đến 30-9 sẽ hoàn thành toàn bộ dự án. Còn ông Đỗ Xuân Bình, Trưởng ban Quản lý các dự án tái định cư cho biết, đã đủ 827 lô đất thực tế tại Khu C giai đoạn 1 và 2.

Báo cáo nhanh vướng mắc để giải quyết

Tại buổi làm việc, đồng chí Bí thư Thành ủy đề nghị các đơn vị liên quan cùng địa phương thống nhất nội dung về các vướng mắc trong thực hiện các dự án để báo cáo nhanh hằng tuần cho Chủ tịch HĐND và Chủ tịch UBND thành phố để có phương án giải quyết kịp thời, bảo đảm tiến độ các dự án cũng như đời sống của nhân dân. Đồng chí cũng đề nghị quận Cẩm Lệ nhanh chóng thành lập các đội phá dỡ công trình trong vùng quy hoạch để bàn giao mặt bằng cho các đơn vị thi công san lấp; đồng thời thành lập các đội hỗ trợ những hộ gia đình khó khăn xây dựng nhà ở vùng tái định cư. Ông Võ Văn Thương cho biết, đã giúp đỡ được 10 hộ có đất tái định cư thực tế theo diện này làm nhà. “Cần phải xây dựng chương trình này thành phong trào để vận động mọi nguồn lực giúp đỡ cho người nghèo, gia đình khó khăn; trong đó có việc vận động các đơn vị thi công các dự án cùng tham gia để đạt hiệu quả cao hơn”, đồng chí Nguyễn Bá Thanh đề nghị.

Về việc giải quyết những vướng mắc của các dự án, đồng chí Nguyễn Bá Thanh đề nghị UBND thành phố phối hợp với cơ quan liên quan di chuyển các đường dây điện để bảo đảm tiến độ giải tỏa, tái định cư; trong đó thành phố hỗ trợ 50% kinh phí. Tuy nhiên, đồng chí cũng lưu ý cần tận dụng các trang, thiết bị còn sử dụng, bảo đảm tiết kiệm chi phí thấp nhất. Công ty Công viên-Cây xanh thành phố phải ươm 1 triệu cây bàng để phủ xanh những khu tái định cư, tập trung cho khu vực Hòa Xuân, Cẩm Lệ; đồng thời tổ chức trồng cây xanh trên các tuyến phố chính, nếu cần phải tính đến phương án đấu giá công khai.

Về thi công các dự án, đồng chí Bí thư Thành ủy đề nghị cần giãn tiến độ lát gạch vỉa hè ở một số khu dân cư nếu chưa thật cần thiết để tập trung kinh phí vào những nơi bức thiết; yêu cầu các đơn vị thi công tăng thêm thiết bị, máy móc để đẩy nhanh tiến độ bàn giao mặt bằng cho các chủ đầu tư.

Về các kiến nghị, đề xuất của địa phương, đồng chí Nguyễn Bá Thanh đồng ý việc bố trí 100 lô đất tái định cư cho 75 hộ dân phường Hòa Xuân tại khu vực đảo nổi Đồng Nò về khu E2 mở rộng thuộc dự án Khu đô thị sinh thái Hòa Xuân, còn lại dân các địa phương khác ở khu vực này thì bố trí về Khu tái định cư Bá Tùng (quận Ngũ Hành Sơn). Đồng chí cũng đồng ý với đề nghị bổ sung 100 triệu đồng cho việc xây dựng Nghĩa trang Giáo xứ Cồn Dầu tại Hòa Sơn, đồng thời cho biết sẵn sàng tiếp tục đối thoại trực tiếp với các hộ dân tại Cồn Dầu để tiến hành giải tỏa khu vực này trong thời gian tới. Đồng chí đề nghị huyện Hòa Vang và Công an thành phố tiến hành các phần việc cần thiết để tiến hành cưỡng chế, thu hồi đất tại các khu vực gây chậm trễ cho dự án trên địa bàn huyện trước đây để bàn giao cho đơn vị thi công, không làm chậm tiến độ các dự án.

Về lâu dài, đồng chí Nguyễn Bá Thanh đề nghị giao cho Ban Giải tỏa đền bù số 2 thành phố phối hợp với các đơn vị liên quan và chính quyền quận Cẩm Lệ tiến hành đo đạc, khớp nối, kiểm định khu vực đất dự trữ Hòa Xuân nằm ở phía Tây và Đông Cẩm Lệ (thuộc phường Hòa Xuân) trong năm nay để đến năm 2012 sẽ tiến hành quy hoạch, giải tỏa khu vực này.

Nguyễn Thành


(Theo website Nguyễn Bá Thanh)

Thứ Tư, 24 tháng 8, 2011

Bí thư Thành ủy Nguyễn Bá Thanh: Nghe Sở Xây dựng báo cáo đồ án quy hoạch


- Ngày 24-8, Bí thư Thành ủy Nguyễn Bá Thanh và Phó Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng Văn Hữu Chiến nghe Sở Xây dựng và Sở Giao thông – Vận tải báo cáo 27 đồ án quy hoạch, kiến trúc.

Việc quy hoạch khu vực nam Hải Vân xác đinh giao một phần diện tích đất cho dự án Khu du lịch Làng Vân

Việc quy hoạch khu vực nam Hải Vân xác đinh giao một phần diện tích đất cho dự án Khu du lịch Làng Vân

Bí thư Thành ủy Nguyễn Bá Thanh chỉ đạo giải quyết, có ý kiến từng đồ án. Đối với công trình Nhà Văn hóa thiếu nhi thành phố, dù được một số nhà tư vấn thiết kế nước ngoài thực hiện, nhưng việc thiết kế kiến trúc chưa đáp ứng yêu cầu trọng tâm là nơi đào tạo, ươm mầm tài năng văn học – nghệ thuật; rèn luyện kỹ năng công tác thiếu niên – nhi đồng. Lãnh đạo thành phố gợi ý việc thiết kế kiến trúc thể hiện cho được ý tưởng công trình như một cuốn sách mở, độc đáo nhưng hài hòa cùng thiết kế cảnh quan khu vực.

Việc thiết kế kiến trúc công trình Sân tập golf Khuê Trung được thông qua với định suất đầu tư 18 tỷ đồng. Công trình sau khi hoàn thành phải tạo điều kiện thuận lợi nhất cho mọi người dân thành phố đến tập chơi golf.

Lãnh đạo thành phố cũng thống nhất nâng số lượng từ 30 lên 46 địa điểm làm điểm nhấn về kiến trúc đô thị và giao Sở Xây dựng quản lý chặt chẽ.

Đối với các đồ án quy hoạch sử dụng đất, chọn địa điểm đầu tư xây dựng đã được lãnh đạo thành phố thống nhất thực hiện. Riêng dự án quy hoạch Khu dân cư Kho thiết bị phụ tùng An Đồn, lãnh đạo thành phố không đồng ý chia lô đất ở mà để đầu tư xây dựng dự án nhà cao tầng. Việc quy hoạch khu vực nam Hải Vân xác đinh giao một phần diện tích đất cho dự án Khu du lịch Làng Vân; khu vực Kho Ngoại quan Khu công nghiệp Liên Chiểu chuyển làm dự án khu dân cư.

Cũng tại buổi làm việc, Sở Giao thông- Vận tải báo cáo phương án tuyến Dự án nâng cấp đường ĐT 604. Bí thư Thành ủy Nguyễn Bá Thanh chỉ đạo nghiên cứu đầu tư theo phương án hướng tuyến đường ĐT 604.

NAM PHƯƠNG


(Theo website Nguyễn Bá Thanh)

Ông Nguyễn Bá Thanh kiểm tra triển khai các dự án quận Ngũ Hành Sơn


Sáng 23-8, đồng chí Nguyễn Bá Thanh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố đã đi kiểm tra thực tế việc triển khai các dự án trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn. Cùng đi có Phó Chủ tịch UBND thành phố Văn Hữu Chiến và lãnh đạo các sở, ban, ngành và lãnh đạo quận Ngũ Hành Sơn.
Nhiều vướng mắc cần giải quyết
nguyen-ba-thanh

Đồng chí Nguyễn Bá Thanh kiểm tra thực tế các dự án trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn. Ảnh: NGUYỄN THÀNH

Theo ông Lê Hoàng Đức, Chủ tịch UBND quận Ngũ Hành Sơn,  vướng mắc lớn nhất ảnh hưởng đến các dự án trên địa bàn quận chính là việc không có đất để di dời phần mộ trên địa bàn quận đến Nghĩa trang Hòa Sơn. Về vấn đề này, Giám đốc Sở LĐ-TB và XH thành phố Nguyễn Thị Thanh Hưng cho biết, giai đoạn 5 của dự án Nghĩa trang Hòa Sơn có diện tích 21ha, nhưng chỉ mới thi công được 2ha do vướng bàn giao mặt bằng. Trong khi đó, Nghĩa trang Hòa Ninh quy hoạch ban đầu 10ha, nhưng hiện nay đang được mở rộng lên 40ha.

Còn ông Nguyễn Văn Tiến, Trưởng ban Giải tỏa đền bù các dự án đầu tư xây dựng số 1 Đà Nẵng cho biết, đến ngày 20-8, dự án Công viên văn hóa lịch sử Ngũ Hành Sơn đã nhận 1.213 lô đất tái định cư và còn thiếu 1.046 lô. Từ thực tế, đơn vị này đề nghị lãnh đạo thành phố xem xét phương án bố trí vị trí tương xứng cho các hộ sản xuất, kinh doanh đá mỹ nghệ có diện tích thu hồi đất ở lớn (trên 300m2) trên mặt tiền đường Huyền Trân Công Chúa; giải quyết bố trí tái định cư cho 4 hộ giải tỏa mặt tiền đường trên do trước đây đã đăng ký nhận đất tái định cư đường Trần Hưng Đạo (nối dài) nhưng các lô đất này không còn để bố trí cho họ.
Trong khi đó, ông Nguyễn Tuấn Anh, Giám đốc Công ty TNHH MTV Vật liệu xây dựng-Xây lắp và kinh doanh nhà Đà Nẵng cho biết, tại dự án Khu đô thị Hòa Hải 1-3, giai đoạn 1 còn 25 hồ sơ chưa bàn giao mặt bằng; đã có 186 lô đất thực tế bố trí tái định cư giai đoạn 1 và giai đoạn 2; phần khu đất Tiến Hiếu còn 46 hồ sơ, công ty đã mời nhận tiền 3 lần và mời nhận đất tái định cư nhưng các hộ chưa nhận. Về khu tái định cư phía Tây Khu đô thị công nghệ FPT, còn  lại 25 hồ sơ đất nhà ở, 12 hồ sơ đất nông nghiệp và 70 mộ chưa bàn giao, di dời. Vướng mắc tại dự án này là 12 hộ giải tỏa đi hẳn ở vị trí mặt tiền đường Trần Đại Nghĩa chưa đồng ý cho kiểm định để yêu cầu bố trí tái định cư tại chỗ; trong khi đơn vị này báo cáo đã có 200 lô đất tái định cư thực tế. Dự án Trường Đại học Mỹ-Thái Bình Dương, hiện còn 59 hồ sơ đất nhà ở, 25 hồ sơ đất nông nghiệp và 695 mộ chưa bàn giao, di dời; trong khi công ty đã bàn giao mặt bằng giai đoạn 1 cho trường để xây dựng nhà điều hành. Dự án Khu dân cư Nam Tuyên Sơn có tổng cộng 198 hồ sơ giải tỏa, phân kỳ 1 đã giải tỏa xong mặt bằng nhưng phân kỳ 2 còn 16 hồ sơ chưa bàn giao mặt bằng…
Một vướng mắc nữa trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn, là triển khai dự án Khu du lịch ven biển Sao Việt. Theo báo cáo từ Ban Giải tỏa đền bù các dự án đầu tư xây dựng số 3, đến ngày 22-8, đã chi trả, bàn giao mặt bằng 60 hồ sơ, còn lại 33 hộ chưa bàn giao 2,2 ha. Nguyên nhân là do các hộ đang kinh doanh dịch vụ du lịch nên việc vận động bàn giao mặt bằng khó khăn, các hộ có ý kiến cần đối thoại với lãnh đạo quận và thành phố để giải quyết các nguyện vọng.
Vấn đề lớn trong bố trí tái định cư được đưa ra trong buổi làm việc giữa lãnh đạo thành phố với các bên liên quan, chính là việc bàn giao mặt bằng để bố trí tái định cư cho các hộ dân thuộc dự án Khu du lịch sinh thái làng quê (Khuê Đông 1 và 2). Theo đó, nhiều ý kiến người dân cho rằng, giai đoạn 1 Khu dân cư Bá Tùng đã có hơn 1 nghìn lô đất, nhưng lại bố trí tái định cư vào giai đoạn 2 với 500 lô, trong khi chưa có hệ thống điện nước nên không bảo đảm đời sống cho nhân dân.
“Tái định cư là ưu tiên số 1”
Đó là khẳng định của Bí thư Thành ủy Nguyễn Bá Thanh tại buổi làm việc với các bên liên quan. Theo đó, vấn đề đối với quận Ngũ Hành Sơn không phải là giải tỏa, đền bù mà ưu tiên cho bố trí tái định cư.
Để giải quyết vấn đề này, đồng chí Bí thư Thành ủy đề nghị các đơn vị chức năng bố trí 500 lô đất tái định cư Khu dân cư Bá Tùng (giai đoạn 1) cho các hộ dân giải tỏa thuộc dự án Khu du lịch sinh thái làng quê (Khuê Đông 1 và 2) trên tinh thần tạm ứng tiền đền bù cho nhân dân xây dựng nhà ở trước, và nhân dân chưa phải bàn giao mặt bằng ngay cho dự án. Đồng thời, đồng chí cũng đề nghị các đơn vị thi công đẩy nhanh tiến độ giai đoạn 5 dự án Nghĩa trang Hòa Sơn và thi công 40 ha Nghĩa trang Hòa Ninh để ưu tiên bàn giao bố trí cho việc cất bốc, di dời và cải táng các phần mộ trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn. Việc giải tỏa đền bù để thực hiện các dự án này phải kết thúc trong tháng 9-2011.
Sau khi nghe ý kiến của các đơn vị và địa phương, đồng chí Bí thư Thành ủy đã đúc kết những vấn đề cần quan tâm tại các dự án trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn. Theo đó, về quy hoạch, tất cả các tuyến đường lớn trên địa bàn phải thống nhất lấy từ 20 – 30 mét để khai thác quỹ đất; đồng thời quản lý kiến trúc ngay từ đầu đối với việc xây dựng tại các tuyến đường này nhằm bảo đảm mỹ quan, trật tự đô thị. Đồng chí đề nghị Sở Xây dựng nghiên cứu, tham khảo ý kiến chuyên gia để quy hoạch tuyến đường Huyền Trân Công Chúa thành trục chính của khu danh thắng Ngũ Hành Sơn. “Cần giải tỏa khu phía Bắc, sắp xếp lại khu vực phía Nam tuyến đường làm sao để người dân vừa ở được, vừa kinh doanh được, để khu vực này thành khu phố đẹp, thu hút khách du lịch đến mua sắm về đêm”, đồng chí Nguyễn Bá Thanh đề nghị. Bên cạnh đó, trong khu vực này cần quy hoạch một vườn tượng quy mô khoảng 10ha kết hợp với công viên, cây cảnh, là điểm tham quan du lịch, mua sắm, đồng thời là địa điểm tổ chức các sự kiện điêu khắc quốc tế, thu hút các nhà điêu khắc danh tiếng trên thế giới.
Trước việc triển khai tiến độ các dự án không đồng đều, đồng chí Nguyễn Bá Thanh đề nghị các đơn vị chức năng tiến hành tổng rà soát toàn bộ quỹ đất trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn; tổng rà soát các dự án du lịch trên địa bàn quận. “Đề nghị các chủ dự án phải cam kết về thời gian triển khai, nếu chậm tiến độ hoặc không triển khai thì thành phố sẽ có biện pháp để thu hồi các dự án này”, đồng chí Bí thư Thành ủy nhấn mạnh. Cùng với đó, để triển khai nhanh các dự án trên địa bàn, đồng chí yêu cầu chính quyền địa phương, các bên liên quan trực tiếp đối thoại với người dân, tháo gỡ những vướng mắc trong giải tỏa đền bù; giải quyết thấu tình đạt lý trên tinh thần kiểm tra chặt chẽ từng hồ sơ; chuẩn bị các phương án tiến hành cưỡng chế cương quyết và chặt chẽ.
Nguyễn Thành

(Theo website Nguyễn Bá Thanh)

Ông Nguyễn Bá Thanh kiểm tra triển khai các dự án quận Ngũ Hành Sơn


Sáng 23-8, đồng chí Nguyễn Bá Thanh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố đã đi kiểm tra thực tế việc triển khai các dự án trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn. Cùng đi có Phó Chủ tịch UBND thành phố Văn Hữu Chiến và lãnh đạo các sở, ban, ngành và lãnh đạo quận Ngũ Hành Sơn.
Nhiều vướng mắc cần giải quyết
nguyen-ba-thanh

Đồng chí Nguyễn Bá Thanh kiểm tra thực tế các dự án trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn. Ảnh: NGUYỄN THÀNH

Theo ông Lê Hoàng Đức, Chủ tịch UBND quận Ngũ Hành Sơn,  vướng mắc lớn nhất ảnh hưởng đến các dự án trên địa bàn quận chính là việc không có đất để di dời phần mộ trên địa bàn quận đến Nghĩa trang Hòa Sơn. Về vấn đề này, Giám đốc Sở LĐ-TB và XH thành phố Nguyễn Thị Thanh Hưng cho biết, giai đoạn 5 của dự án Nghĩa trang Hòa Sơn có diện tích 21ha, nhưng chỉ mới thi công được 2ha do vướng bàn giao mặt bằng. Trong khi đó, Nghĩa trang Hòa Ninh quy hoạch ban đầu 10ha, nhưng hiện nay đang được mở rộng lên 40ha.

Còn ông Nguyễn Văn Tiến, Trưởng ban Giải tỏa đền bù các dự án đầu tư xây dựng số 1 Đà Nẵng cho biết, đến ngày 20-8, dự án Công viên văn hóa lịch sử Ngũ Hành Sơn đã nhận 1.213 lô đất tái định cư và còn thiếu 1.046 lô. Từ thực tế, đơn vị này đề nghị lãnh đạo thành phố xem xét phương án bố trí vị trí tương xứng cho các hộ sản xuất, kinh doanh đá mỹ nghệ có diện tích thu hồi đất ở lớn (trên 300m2) trên mặt tiền đường Huyền Trân Công Chúa; giải quyết bố trí tái định cư cho 4 hộ giải tỏa mặt tiền đường trên do trước đây đã đăng ký nhận đất tái định cư đường Trần Hưng Đạo (nối dài) nhưng các lô đất này không còn để bố trí cho họ.
Trong khi đó, ông Nguyễn Tuấn Anh, Giám đốc Công ty TNHH MTV Vật liệu xây dựng-Xây lắp và kinh doanh nhà Đà Nẵng cho biết, tại dự án Khu đô thị Hòa Hải 1-3, giai đoạn 1 còn 25 hồ sơ chưa bàn giao mặt bằng; đã có 186 lô đất thực tế bố trí tái định cư giai đoạn 1 và giai đoạn 2; phần khu đất Tiến Hiếu còn 46 hồ sơ, công ty đã mời nhận tiền 3 lần và mời nhận đất tái định cư nhưng các hộ chưa nhận. Về khu tái định cư phía Tây Khu đô thị công nghệ FPT, còn  lại 25 hồ sơ đất nhà ở, 12 hồ sơ đất nông nghiệp và 70 mộ chưa bàn giao, di dời. Vướng mắc tại dự án này là 12 hộ giải tỏa đi hẳn ở vị trí mặt tiền đường Trần Đại Nghĩa chưa đồng ý cho kiểm định để yêu cầu bố trí tái định cư tại chỗ; trong khi đơn vị này báo cáo đã có 200 lô đất tái định cư thực tế. Dự án Trường Đại học Mỹ-Thái Bình Dương, hiện còn 59 hồ sơ đất nhà ở, 25 hồ sơ đất nông nghiệp và 695 mộ chưa bàn giao, di dời; trong khi công ty đã bàn giao mặt bằng giai đoạn 1 cho trường để xây dựng nhà điều hành. Dự án Khu dân cư Nam Tuyên Sơn có tổng cộng 198 hồ sơ giải tỏa, phân kỳ 1 đã giải tỏa xong mặt bằng nhưng phân kỳ 2 còn 16 hồ sơ chưa bàn giao mặt bằng…
Một vướng mắc nữa trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn, là triển khai dự án Khu du lịch ven biển Sao Việt. Theo báo cáo từ Ban Giải tỏa đền bù các dự án đầu tư xây dựng số 3, đến ngày 22-8, đã chi trả, bàn giao mặt bằng 60 hồ sơ, còn lại 33 hộ chưa bàn giao 2,2 ha. Nguyên nhân là do các hộ đang kinh doanh dịch vụ du lịch nên việc vận động bàn giao mặt bằng khó khăn, các hộ có ý kiến cần đối thoại với lãnh đạo quận và thành phố để giải quyết các nguyện vọng.
Vấn đề lớn trong bố trí tái định cư được đưa ra trong buổi làm việc giữa lãnh đạo thành phố với các bên liên quan, chính là việc bàn giao mặt bằng để bố trí tái định cư cho các hộ dân thuộc dự án Khu du lịch sinh thái làng quê (Khuê Đông 1 và 2). Theo đó, nhiều ý kiến người dân cho rằng, giai đoạn 1 Khu dân cư Bá Tùng đã có hơn 1 nghìn lô đất, nhưng lại bố trí tái định cư vào giai đoạn 2 với 500 lô, trong khi chưa có hệ thống điện nước nên không bảo đảm đời sống cho nhân dân.
“Tái định cư là ưu tiên số 1”
Đó là khẳng định của Bí thư Thành ủy Nguyễn Bá Thanh tại buổi làm việc với các bên liên quan. Theo đó, vấn đề đối với quận Ngũ Hành Sơn không phải là giải tỏa, đền bù mà ưu tiên cho bố trí tái định cư.
Để giải quyết vấn đề này, đồng chí Bí thư Thành ủy đề nghị các đơn vị chức năng bố trí 500 lô đất tái định cư Khu dân cư Bá Tùng (giai đoạn 1) cho các hộ dân giải tỏa thuộc dự án Khu du lịch sinh thái làng quê (Khuê Đông 1 và 2) trên tinh thần tạm ứng tiền đền bù cho nhân dân xây dựng nhà ở trước, và nhân dân chưa phải bàn giao mặt bằng ngay cho dự án. Đồng thời, đồng chí cũng đề nghị các đơn vị thi công đẩy nhanh tiến độ giai đoạn 5 dự án Nghĩa trang Hòa Sơn và thi công 40 ha Nghĩa trang Hòa Ninh để ưu tiên bàn giao bố trí cho việc cất bốc, di dời và cải táng các phần mộ trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn. Việc giải tỏa đền bù để thực hiện các dự án này phải kết thúc trong tháng 9-2011.
Sau khi nghe ý kiến của các đơn vị và địa phương, đồng chí Bí thư Thành ủy đã đúc kết những vấn đề cần quan tâm tại các dự án trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn. Theo đó, về quy hoạch, tất cả các tuyến đường lớn trên địa bàn phải thống nhất lấy từ 20 – 30 mét để khai thác quỹ đất; đồng thời quản lý kiến trúc ngay từ đầu đối với việc xây dựng tại các tuyến đường này nhằm bảo đảm mỹ quan, trật tự đô thị. Đồng chí đề nghị Sở Xây dựng nghiên cứu, tham khảo ý kiến chuyên gia để quy hoạch tuyến đường Huyền Trân Công Chúa thành trục chính của khu danh thắng Ngũ Hành Sơn. “Cần giải tỏa khu phía Bắc, sắp xếp lại khu vực phía Nam tuyến đường làm sao để người dân vừa ở được, vừa kinh doanh được, để khu vực này thành khu phố đẹp, thu hút khách du lịch đến mua sắm về đêm”, đồng chí Nguyễn Bá Thanh đề nghị. Bên cạnh đó, trong khu vực này cần quy hoạch một vườn tượng quy mô khoảng 10ha kết hợp với công viên, cây cảnh, là điểm tham quan du lịch, mua sắm, đồng thời là địa điểm tổ chức các sự kiện điêu khắc quốc tế, thu hút các nhà điêu khắc danh tiếng trên thế giới.
Trước việc triển khai tiến độ các dự án không đồng đều, đồng chí Nguyễn Bá Thanh đề nghị các đơn vị chức năng tiến hành tổng rà soát toàn bộ quỹ đất trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn; tổng rà soát các dự án du lịch trên địa bàn quận. “Đề nghị các chủ dự án phải cam kết về thời gian triển khai, nếu chậm tiến độ hoặc không triển khai thì thành phố sẽ có biện pháp để thu hồi các dự án này”, đồng chí Bí thư Thành ủy nhấn mạnh. Cùng với đó, để triển khai nhanh các dự án trên địa bàn, đồng chí yêu cầu chính quyền địa phương, các bên liên quan trực tiếp đối thoại với người dân, tháo gỡ những vướng mắc trong giải tỏa đền bù; giải quyết thấu tình đạt lý trên tinh thần kiểm tra chặt chẽ từng hồ sơ; chuẩn bị các phương án tiến hành cưỡng chế cương quyết và chặt chẽ.
Nguyễn Thành

(Theo website Nguyễn Bá Thanh)

Ông Nguyễn Bá Thanh kiểm tra triển khai các dự án quận Ngũ Hành Sơn


Sáng 23-8, đồng chí Nguyễn Bá Thanh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố đã đi kiểm tra thực tế việc triển khai các dự án trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn. Cùng đi có Phó Chủ tịch UBND thành phố Văn Hữu Chiến và lãnh đạo các sở, ban, ngành và lãnh đạo quận Ngũ Hành Sơn.
Nhiều vướng mắc cần giải quyết
nguyen-ba-thanh

Đồng chí Nguyễn Bá Thanh kiểm tra thực tế các dự án trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn. Ảnh: NGUYỄN THÀNH

Theo ông Lê Hoàng Đức, Chủ tịch UBND quận Ngũ Hành Sơn,  vướng mắc lớn nhất ảnh hưởng đến các dự án trên địa bàn quận chính là việc không có đất để di dời phần mộ trên địa bàn quận đến Nghĩa trang Hòa Sơn. Về vấn đề này, Giám đốc Sở LĐ-TB và XH thành phố Nguyễn Thị Thanh Hưng cho biết, giai đoạn 5 của dự án Nghĩa trang Hòa Sơn có diện tích 21ha, nhưng chỉ mới thi công được 2ha do vướng bàn giao mặt bằng. Trong khi đó, Nghĩa trang Hòa Ninh quy hoạch ban đầu 10ha, nhưng hiện nay đang được mở rộng lên 40ha.

Còn ông Nguyễn Văn Tiến, Trưởng ban Giải tỏa đền bù các dự án đầu tư xây dựng số 1 Đà Nẵng cho biết, đến ngày 20-8, dự án Công viên văn hóa lịch sử Ngũ Hành Sơn đã nhận 1.213 lô đất tái định cư và còn thiếu 1.046 lô. Từ thực tế, đơn vị này đề nghị lãnh đạo thành phố xem xét phương án bố trí vị trí tương xứng cho các hộ sản xuất, kinh doanh đá mỹ nghệ có diện tích thu hồi đất ở lớn (trên 300m2) trên mặt tiền đường Huyền Trân Công Chúa; giải quyết bố trí tái định cư cho 4 hộ giải tỏa mặt tiền đường trên do trước đây đã đăng ký nhận đất tái định cư đường Trần Hưng Đạo (nối dài) nhưng các lô đất này không còn để bố trí cho họ.
Trong khi đó, ông Nguyễn Tuấn Anh, Giám đốc Công ty TNHH MTV Vật liệu xây dựng-Xây lắp và kinh doanh nhà Đà Nẵng cho biết, tại dự án Khu đô thị Hòa Hải 1-3, giai đoạn 1 còn 25 hồ sơ chưa bàn giao mặt bằng; đã có 186 lô đất thực tế bố trí tái định cư giai đoạn 1 và giai đoạn 2; phần khu đất Tiến Hiếu còn 46 hồ sơ, công ty đã mời nhận tiền 3 lần và mời nhận đất tái định cư nhưng các hộ chưa nhận. Về khu tái định cư phía Tây Khu đô thị công nghệ FPT, còn  lại 25 hồ sơ đất nhà ở, 12 hồ sơ đất nông nghiệp và 70 mộ chưa bàn giao, di dời. Vướng mắc tại dự án này là 12 hộ giải tỏa đi hẳn ở vị trí mặt tiền đường Trần Đại Nghĩa chưa đồng ý cho kiểm định để yêu cầu bố trí tái định cư tại chỗ; trong khi đơn vị này báo cáo đã có 200 lô đất tái định cư thực tế. Dự án Trường Đại học Mỹ-Thái Bình Dương, hiện còn 59 hồ sơ đất nhà ở, 25 hồ sơ đất nông nghiệp và 695 mộ chưa bàn giao, di dời; trong khi công ty đã bàn giao mặt bằng giai đoạn 1 cho trường để xây dựng nhà điều hành. Dự án Khu dân cư Nam Tuyên Sơn có tổng cộng 198 hồ sơ giải tỏa, phân kỳ 1 đã giải tỏa xong mặt bằng nhưng phân kỳ 2 còn 16 hồ sơ chưa bàn giao mặt bằng…
Một vướng mắc nữa trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn, là triển khai dự án Khu du lịch ven biển Sao Việt. Theo báo cáo từ Ban Giải tỏa đền bù các dự án đầu tư xây dựng số 3, đến ngày 22-8, đã chi trả, bàn giao mặt bằng 60 hồ sơ, còn lại 33 hộ chưa bàn giao 2,2 ha. Nguyên nhân là do các hộ đang kinh doanh dịch vụ du lịch nên việc vận động bàn giao mặt bằng khó khăn, các hộ có ý kiến cần đối thoại với lãnh đạo quận và thành phố để giải quyết các nguyện vọng.
Vấn đề lớn trong bố trí tái định cư được đưa ra trong buổi làm việc giữa lãnh đạo thành phố với các bên liên quan, chính là việc bàn giao mặt bằng để bố trí tái định cư cho các hộ dân thuộc dự án Khu du lịch sinh thái làng quê (Khuê Đông 1 và 2). Theo đó, nhiều ý kiến người dân cho rằng, giai đoạn 1 Khu dân cư Bá Tùng đã có hơn 1 nghìn lô đất, nhưng lại bố trí tái định cư vào giai đoạn 2 với 500 lô, trong khi chưa có hệ thống điện nước nên không bảo đảm đời sống cho nhân dân.
“Tái định cư là ưu tiên số 1”
Đó là khẳng định của Bí thư Thành ủy Nguyễn Bá Thanh tại buổi làm việc với các bên liên quan. Theo đó, vấn đề đối với quận Ngũ Hành Sơn không phải là giải tỏa, đền bù mà ưu tiên cho bố trí tái định cư.
Để giải quyết vấn đề này, đồng chí Bí thư Thành ủy đề nghị các đơn vị chức năng bố trí 500 lô đất tái định cư Khu dân cư Bá Tùng (giai đoạn 1) cho các hộ dân giải tỏa thuộc dự án Khu du lịch sinh thái làng quê (Khuê Đông 1 và 2) trên tinh thần tạm ứng tiền đền bù cho nhân dân xây dựng nhà ở trước, và nhân dân chưa phải bàn giao mặt bằng ngay cho dự án. Đồng thời, đồng chí cũng đề nghị các đơn vị thi công đẩy nhanh tiến độ giai đoạn 5 dự án Nghĩa trang Hòa Sơn và thi công 40 ha Nghĩa trang Hòa Ninh để ưu tiên bàn giao bố trí cho việc cất bốc, di dời và cải táng các phần mộ trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn. Việc giải tỏa đền bù để thực hiện các dự án này phải kết thúc trong tháng 9-2011.
Sau khi nghe ý kiến của các đơn vị và địa phương, đồng chí Bí thư Thành ủy đã đúc kết những vấn đề cần quan tâm tại các dự án trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn. Theo đó, về quy hoạch, tất cả các tuyến đường lớn trên địa bàn phải thống nhất lấy từ 20 – 30 mét để khai thác quỹ đất; đồng thời quản lý kiến trúc ngay từ đầu đối với việc xây dựng tại các tuyến đường này nhằm bảo đảm mỹ quan, trật tự đô thị. Đồng chí đề nghị Sở Xây dựng nghiên cứu, tham khảo ý kiến chuyên gia để quy hoạch tuyến đường Huyền Trân Công Chúa thành trục chính của khu danh thắng Ngũ Hành Sơn. “Cần giải tỏa khu phía Bắc, sắp xếp lại khu vực phía Nam tuyến đường làm sao để người dân vừa ở được, vừa kinh doanh được, để khu vực này thành khu phố đẹp, thu hút khách du lịch đến mua sắm về đêm”, đồng chí Nguyễn Bá Thanh đề nghị. Bên cạnh đó, trong khu vực này cần quy hoạch một vườn tượng quy mô khoảng 10ha kết hợp với công viên, cây cảnh, là điểm tham quan du lịch, mua sắm, đồng thời là địa điểm tổ chức các sự kiện điêu khắc quốc tế, thu hút các nhà điêu khắc danh tiếng trên thế giới.
Trước việc triển khai tiến độ các dự án không đồng đều, đồng chí Nguyễn Bá Thanh đề nghị các đơn vị chức năng tiến hành tổng rà soát toàn bộ quỹ đất trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn; tổng rà soát các dự án du lịch trên địa bàn quận. “Đề nghị các chủ dự án phải cam kết về thời gian triển khai, nếu chậm tiến độ hoặc không triển khai thì thành phố sẽ có biện pháp để thu hồi các dự án này”, đồng chí Bí thư Thành ủy nhấn mạnh. Cùng với đó, để triển khai nhanh các dự án trên địa bàn, đồng chí yêu cầu chính quyền địa phương, các bên liên quan trực tiếp đối thoại với người dân, tháo gỡ những vướng mắc trong giải tỏa đền bù; giải quyết thấu tình đạt lý trên tinh thần kiểm tra chặt chẽ từng hồ sơ; chuẩn bị các phương án tiến hành cưỡng chế cương quyết và chặt chẽ.
Nguyễn Thành

(Theo website Nguyễn Bá Thanh)

Ông Nguyễn Bá Thanh kiểm tra triển khai các dự án quận Ngũ Hành Sơn


Sáng 23-8, đồng chí Nguyễn Bá Thanh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố đã đi kiểm tra thực tế việc triển khai các dự án trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn. Cùng đi có Phó Chủ tịch UBND thành phố Văn Hữu Chiến và lãnh đạo các sở, ban, ngành và lãnh đạo quận Ngũ Hành Sơn.
Nhiều vướng mắc cần giải quyết
nguyen-ba-thanh

Đồng chí Nguyễn Bá Thanh kiểm tra thực tế các dự án trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn. Ảnh: NGUYỄN THÀNH

Theo ông Lê Hoàng Đức, Chủ tịch UBND quận Ngũ Hành Sơn,  vướng mắc lớn nhất ảnh hưởng đến các dự án trên địa bàn quận chính là việc không có đất để di dời phần mộ trên địa bàn quận đến Nghĩa trang Hòa Sơn. Về vấn đề này, Giám đốc Sở LĐ-TB và XH thành phố Nguyễn Thị Thanh Hưng cho biết, giai đoạn 5 của dự án Nghĩa trang Hòa Sơn có diện tích 21ha, nhưng chỉ mới thi công được 2ha do vướng bàn giao mặt bằng. Trong khi đó, Nghĩa trang Hòa Ninh quy hoạch ban đầu 10ha, nhưng hiện nay đang được mở rộng lên 40ha.

Còn ông Nguyễn Văn Tiến, Trưởng ban Giải tỏa đền bù các dự án đầu tư xây dựng số 1 Đà Nẵng cho biết, đến ngày 20-8, dự án Công viên văn hóa lịch sử Ngũ Hành Sơn đã nhận 1.213 lô đất tái định cư và còn thiếu 1.046 lô. Từ thực tế, đơn vị này đề nghị lãnh đạo thành phố xem xét phương án bố trí vị trí tương xứng cho các hộ sản xuất, kinh doanh đá mỹ nghệ có diện tích thu hồi đất ở lớn (trên 300m2) trên mặt tiền đường Huyền Trân Công Chúa; giải quyết bố trí tái định cư cho 4 hộ giải tỏa mặt tiền đường trên do trước đây đã đăng ký nhận đất tái định cư đường Trần Hưng Đạo (nối dài) nhưng các lô đất này không còn để bố trí cho họ.
Trong khi đó, ông Nguyễn Tuấn Anh, Giám đốc Công ty TNHH MTV Vật liệu xây dựng-Xây lắp và kinh doanh nhà Đà Nẵng cho biết, tại dự án Khu đô thị Hòa Hải 1-3, giai đoạn 1 còn 25 hồ sơ chưa bàn giao mặt bằng; đã có 186 lô đất thực tế bố trí tái định cư giai đoạn 1 và giai đoạn 2; phần khu đất Tiến Hiếu còn 46 hồ sơ, công ty đã mời nhận tiền 3 lần và mời nhận đất tái định cư nhưng các hộ chưa nhận. Về khu tái định cư phía Tây Khu đô thị công nghệ FPT, còn  lại 25 hồ sơ đất nhà ở, 12 hồ sơ đất nông nghiệp và 70 mộ chưa bàn giao, di dời. Vướng mắc tại dự án này là 12 hộ giải tỏa đi hẳn ở vị trí mặt tiền đường Trần Đại Nghĩa chưa đồng ý cho kiểm định để yêu cầu bố trí tái định cư tại chỗ; trong khi đơn vị này báo cáo đã có 200 lô đất tái định cư thực tế. Dự án Trường Đại học Mỹ-Thái Bình Dương, hiện còn 59 hồ sơ đất nhà ở, 25 hồ sơ đất nông nghiệp và 695 mộ chưa bàn giao, di dời; trong khi công ty đã bàn giao mặt bằng giai đoạn 1 cho trường để xây dựng nhà điều hành. Dự án Khu dân cư Nam Tuyên Sơn có tổng cộng 198 hồ sơ giải tỏa, phân kỳ 1 đã giải tỏa xong mặt bằng nhưng phân kỳ 2 còn 16 hồ sơ chưa bàn giao mặt bằng…
Một vướng mắc nữa trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn, là triển khai dự án Khu du lịch ven biển Sao Việt. Theo báo cáo từ Ban Giải tỏa đền bù các dự án đầu tư xây dựng số 3, đến ngày 22-8, đã chi trả, bàn giao mặt bằng 60 hồ sơ, còn lại 33 hộ chưa bàn giao 2,2 ha. Nguyên nhân là do các hộ đang kinh doanh dịch vụ du lịch nên việc vận động bàn giao mặt bằng khó khăn, các hộ có ý kiến cần đối thoại với lãnh đạo quận và thành phố để giải quyết các nguyện vọng.
Vấn đề lớn trong bố trí tái định cư được đưa ra trong buổi làm việc giữa lãnh đạo thành phố với các bên liên quan, chính là việc bàn giao mặt bằng để bố trí tái định cư cho các hộ dân thuộc dự án Khu du lịch sinh thái làng quê (Khuê Đông 1 và 2). Theo đó, nhiều ý kiến người dân cho rằng, giai đoạn 1 Khu dân cư Bá Tùng đã có hơn 1 nghìn lô đất, nhưng lại bố trí tái định cư vào giai đoạn 2 với 500 lô, trong khi chưa có hệ thống điện nước nên không bảo đảm đời sống cho nhân dân.
“Tái định cư là ưu tiên số 1”
Đó là khẳng định của Bí thư Thành ủy Nguyễn Bá Thanh tại buổi làm việc với các bên liên quan. Theo đó, vấn đề đối với quận Ngũ Hành Sơn không phải là giải tỏa, đền bù mà ưu tiên cho bố trí tái định cư.
Để giải quyết vấn đề này, đồng chí Bí thư Thành ủy đề nghị các đơn vị chức năng bố trí 500 lô đất tái định cư Khu dân cư Bá Tùng (giai đoạn 1) cho các hộ dân giải tỏa thuộc dự án Khu du lịch sinh thái làng quê (Khuê Đông 1 và 2) trên tinh thần tạm ứng tiền đền bù cho nhân dân xây dựng nhà ở trước, và nhân dân chưa phải bàn giao mặt bằng ngay cho dự án. Đồng thời, đồng chí cũng đề nghị các đơn vị thi công đẩy nhanh tiến độ giai đoạn 5 dự án Nghĩa trang Hòa Sơn và thi công 40 ha Nghĩa trang Hòa Ninh để ưu tiên bàn giao bố trí cho việc cất bốc, di dời và cải táng các phần mộ trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn. Việc giải tỏa đền bù để thực hiện các dự án này phải kết thúc trong tháng 9-2011.
Sau khi nghe ý kiến của các đơn vị và địa phương, đồng chí Bí thư Thành ủy đã đúc kết những vấn đề cần quan tâm tại các dự án trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn. Theo đó, về quy hoạch, tất cả các tuyến đường lớn trên địa bàn phải thống nhất lấy từ 20 – 30 mét để khai thác quỹ đất; đồng thời quản lý kiến trúc ngay từ đầu đối với việc xây dựng tại các tuyến đường này nhằm bảo đảm mỹ quan, trật tự đô thị. Đồng chí đề nghị Sở Xây dựng nghiên cứu, tham khảo ý kiến chuyên gia để quy hoạch tuyến đường Huyền Trân Công Chúa thành trục chính của khu danh thắng Ngũ Hành Sơn. “Cần giải tỏa khu phía Bắc, sắp xếp lại khu vực phía Nam tuyến đường làm sao để người dân vừa ở được, vừa kinh doanh được, để khu vực này thành khu phố đẹp, thu hút khách du lịch đến mua sắm về đêm”, đồng chí Nguyễn Bá Thanh đề nghị. Bên cạnh đó, trong khu vực này cần quy hoạch một vườn tượng quy mô khoảng 10ha kết hợp với công viên, cây cảnh, là điểm tham quan du lịch, mua sắm, đồng thời là địa điểm tổ chức các sự kiện điêu khắc quốc tế, thu hút các nhà điêu khắc danh tiếng trên thế giới.
Trước việc triển khai tiến độ các dự án không đồng đều, đồng chí Nguyễn Bá Thanh đề nghị các đơn vị chức năng tiến hành tổng rà soát toàn bộ quỹ đất trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn; tổng rà soát các dự án du lịch trên địa bàn quận. “Đề nghị các chủ dự án phải cam kết về thời gian triển khai, nếu chậm tiến độ hoặc không triển khai thì thành phố sẽ có biện pháp để thu hồi các dự án này”, đồng chí Bí thư Thành ủy nhấn mạnh. Cùng với đó, để triển khai nhanh các dự án trên địa bàn, đồng chí yêu cầu chính quyền địa phương, các bên liên quan trực tiếp đối thoại với người dân, tháo gỡ những vướng mắc trong giải tỏa đền bù; giải quyết thấu tình đạt lý trên tinh thần kiểm tra chặt chẽ từng hồ sơ; chuẩn bị các phương án tiến hành cưỡng chế cương quyết và chặt chẽ.
Nguyễn Thành

(Theo website Nguyễn Bá Thanh)

Ông Nguyễn Bá Thanh kiểm tra triển khai các dự án quận Ngũ Hành Sơn


Sáng 23-8, đồng chí Nguyễn Bá Thanh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố đã đi kiểm tra thực tế việc triển khai các dự án trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn. Cùng đi có Phó Chủ tịch UBND thành phố Văn Hữu Chiến và lãnh đạo các sở, ban, ngành và lãnh đạo quận Ngũ Hành Sơn.
Nhiều vướng mắc cần giải quyết
nguyen-ba-thanh

Đồng chí Nguyễn Bá Thanh kiểm tra thực tế các dự án trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn. Ảnh: NGUYỄN THÀNH

Theo ông Lê Hoàng Đức, Chủ tịch UBND quận Ngũ Hành Sơn,  vướng mắc lớn nhất ảnh hưởng đến các dự án trên địa bàn quận chính là việc không có đất để di dời phần mộ trên địa bàn quận đến Nghĩa trang Hòa Sơn. Về vấn đề này, Giám đốc Sở LĐ-TB và XH thành phố Nguyễn Thị Thanh Hưng cho biết, giai đoạn 5 của dự án Nghĩa trang Hòa Sơn có diện tích 21ha, nhưng chỉ mới thi công được 2ha do vướng bàn giao mặt bằng. Trong khi đó, Nghĩa trang Hòa Ninh quy hoạch ban đầu 10ha, nhưng hiện nay đang được mở rộng lên 40ha.

Còn ông Nguyễn Văn Tiến, Trưởng ban Giải tỏa đền bù các dự án đầu tư xây dựng số 1 Đà Nẵng cho biết, đến ngày 20-8, dự án Công viên văn hóa lịch sử Ngũ Hành Sơn đã nhận 1.213 lô đất tái định cư và còn thiếu 1.046 lô. Từ thực tế, đơn vị này đề nghị lãnh đạo thành phố xem xét phương án bố trí vị trí tương xứng cho các hộ sản xuất, kinh doanh đá mỹ nghệ có diện tích thu hồi đất ở lớn (trên 300m2) trên mặt tiền đường Huyền Trân Công Chúa; giải quyết bố trí tái định cư cho 4 hộ giải tỏa mặt tiền đường trên do trước đây đã đăng ký nhận đất tái định cư đường Trần Hưng Đạo (nối dài) nhưng các lô đất này không còn để bố trí cho họ.
Trong khi đó, ông Nguyễn Tuấn Anh, Giám đốc Công ty TNHH MTV Vật liệu xây dựng-Xây lắp và kinh doanh nhà Đà Nẵng cho biết, tại dự án Khu đô thị Hòa Hải 1-3, giai đoạn 1 còn 25 hồ sơ chưa bàn giao mặt bằng; đã có 186 lô đất thực tế bố trí tái định cư giai đoạn 1 và giai đoạn 2; phần khu đất Tiến Hiếu còn 46 hồ sơ, công ty đã mời nhận tiền 3 lần và mời nhận đất tái định cư nhưng các hộ chưa nhận. Về khu tái định cư phía Tây Khu đô thị công nghệ FPT, còn  lại 25 hồ sơ đất nhà ở, 12 hồ sơ đất nông nghiệp và 70 mộ chưa bàn giao, di dời. Vướng mắc tại dự án này là 12 hộ giải tỏa đi hẳn ở vị trí mặt tiền đường Trần Đại Nghĩa chưa đồng ý cho kiểm định để yêu cầu bố trí tái định cư tại chỗ; trong khi đơn vị này báo cáo đã có 200 lô đất tái định cư thực tế. Dự án Trường Đại học Mỹ-Thái Bình Dương, hiện còn 59 hồ sơ đất nhà ở, 25 hồ sơ đất nông nghiệp và 695 mộ chưa bàn giao, di dời; trong khi công ty đã bàn giao mặt bằng giai đoạn 1 cho trường để xây dựng nhà điều hành. Dự án Khu dân cư Nam Tuyên Sơn có tổng cộng 198 hồ sơ giải tỏa, phân kỳ 1 đã giải tỏa xong mặt bằng nhưng phân kỳ 2 còn 16 hồ sơ chưa bàn giao mặt bằng…
Một vướng mắc nữa trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn, là triển khai dự án Khu du lịch ven biển Sao Việt. Theo báo cáo từ Ban Giải tỏa đền bù các dự án đầu tư xây dựng số 3, đến ngày 22-8, đã chi trả, bàn giao mặt bằng 60 hồ sơ, còn lại 33 hộ chưa bàn giao 2,2 ha. Nguyên nhân là do các hộ đang kinh doanh dịch vụ du lịch nên việc vận động bàn giao mặt bằng khó khăn, các hộ có ý kiến cần đối thoại với lãnh đạo quận và thành phố để giải quyết các nguyện vọng.
Vấn đề lớn trong bố trí tái định cư được đưa ra trong buổi làm việc giữa lãnh đạo thành phố với các bên liên quan, chính là việc bàn giao mặt bằng để bố trí tái định cư cho các hộ dân thuộc dự án Khu du lịch sinh thái làng quê (Khuê Đông 1 và 2). Theo đó, nhiều ý kiến người dân cho rằng, giai đoạn 1 Khu dân cư Bá Tùng đã có hơn 1 nghìn lô đất, nhưng lại bố trí tái định cư vào giai đoạn 2 với 500 lô, trong khi chưa có hệ thống điện nước nên không bảo đảm đời sống cho nhân dân.
“Tái định cư là ưu tiên số 1”
Đó là khẳng định của Bí thư Thành ủy Nguyễn Bá Thanh tại buổi làm việc với các bên liên quan. Theo đó, vấn đề đối với quận Ngũ Hành Sơn không phải là giải tỏa, đền bù mà ưu tiên cho bố trí tái định cư.
Để giải quyết vấn đề này, đồng chí Bí thư Thành ủy đề nghị các đơn vị chức năng bố trí 500 lô đất tái định cư Khu dân cư Bá Tùng (giai đoạn 1) cho các hộ dân giải tỏa thuộc dự án Khu du lịch sinh thái làng quê (Khuê Đông 1 và 2) trên tinh thần tạm ứng tiền đền bù cho nhân dân xây dựng nhà ở trước, và nhân dân chưa phải bàn giao mặt bằng ngay cho dự án. Đồng thời, đồng chí cũng đề nghị các đơn vị thi công đẩy nhanh tiến độ giai đoạn 5 dự án Nghĩa trang Hòa Sơn và thi công 40 ha Nghĩa trang Hòa Ninh để ưu tiên bàn giao bố trí cho việc cất bốc, di dời và cải táng các phần mộ trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn. Việc giải tỏa đền bù để thực hiện các dự án này phải kết thúc trong tháng 9-2011.
Sau khi nghe ý kiến của các đơn vị và địa phương, đồng chí Bí thư Thành ủy đã đúc kết những vấn đề cần quan tâm tại các dự án trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn. Theo đó, về quy hoạch, tất cả các tuyến đường lớn trên địa bàn phải thống nhất lấy từ 20 – 30 mét để khai thác quỹ đất; đồng thời quản lý kiến trúc ngay từ đầu đối với việc xây dựng tại các tuyến đường này nhằm bảo đảm mỹ quan, trật tự đô thị. Đồng chí đề nghị Sở Xây dựng nghiên cứu, tham khảo ý kiến chuyên gia để quy hoạch tuyến đường Huyền Trân Công Chúa thành trục chính của khu danh thắng Ngũ Hành Sơn. “Cần giải tỏa khu phía Bắc, sắp xếp lại khu vực phía Nam tuyến đường làm sao để người dân vừa ở được, vừa kinh doanh được, để khu vực này thành khu phố đẹp, thu hút khách du lịch đến mua sắm về đêm”, đồng chí Nguyễn Bá Thanh đề nghị. Bên cạnh đó, trong khu vực này cần quy hoạch một vườn tượng quy mô khoảng 10ha kết hợp với công viên, cây cảnh, là điểm tham quan du lịch, mua sắm, đồng thời là địa điểm tổ chức các sự kiện điêu khắc quốc tế, thu hút các nhà điêu khắc danh tiếng trên thế giới.
Trước việc triển khai tiến độ các dự án không đồng đều, đồng chí Nguyễn Bá Thanh đề nghị các đơn vị chức năng tiến hành tổng rà soát toàn bộ quỹ đất trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn; tổng rà soát các dự án du lịch trên địa bàn quận. “Đề nghị các chủ dự án phải cam kết về thời gian triển khai, nếu chậm tiến độ hoặc không triển khai thì thành phố sẽ có biện pháp để thu hồi các dự án này”, đồng chí Bí thư Thành ủy nhấn mạnh. Cùng với đó, để triển khai nhanh các dự án trên địa bàn, đồng chí yêu cầu chính quyền địa phương, các bên liên quan trực tiếp đối thoại với người dân, tháo gỡ những vướng mắc trong giải tỏa đền bù; giải quyết thấu tình đạt lý trên tinh thần kiểm tra chặt chẽ từng hồ sơ; chuẩn bị các phương án tiến hành cưỡng chế cương quyết và chặt chẽ.
Nguyễn Thành

(Theo website Nguyễn Bá Thanh)

Ông Nguyễn Bá Thanh kiểm tra triển khai các dự án quận Ngũ Hành Sơn


Sáng 23-8, đồng chí Nguyễn Bá Thanh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố đã đi kiểm tra thực tế việc triển khai các dự án trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn. Cùng đi có Phó Chủ tịch UBND thành phố Văn Hữu Chiến và lãnh đạo các sở, ban, ngành và lãnh đạo quận Ngũ Hành Sơn.
Nhiều vướng mắc cần giải quyết
nguyen-ba-thanh

Đồng chí Nguyễn Bá Thanh kiểm tra thực tế các dự án trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn. Ảnh: NGUYỄN THÀNH

Theo ông Lê Hoàng Đức, Chủ tịch UBND quận Ngũ Hành Sơn,  vướng mắc lớn nhất ảnh hưởng đến các dự án trên địa bàn quận chính là việc không có đất để di dời phần mộ trên địa bàn quận đến Nghĩa trang Hòa Sơn. Về vấn đề này, Giám đốc Sở LĐ-TB và XH thành phố Nguyễn Thị Thanh Hưng cho biết, giai đoạn 5 của dự án Nghĩa trang Hòa Sơn có diện tích 21ha, nhưng chỉ mới thi công được 2ha do vướng bàn giao mặt bằng. Trong khi đó, Nghĩa trang Hòa Ninh quy hoạch ban đầu 10ha, nhưng hiện nay đang được mở rộng lên 40ha.

Còn ông Nguyễn Văn Tiến, Trưởng ban Giải tỏa đền bù các dự án đầu tư xây dựng số 1 Đà Nẵng cho biết, đến ngày 20-8, dự án Công viên văn hóa lịch sử Ngũ Hành Sơn đã nhận 1.213 lô đất tái định cư và còn thiếu 1.046 lô. Từ thực tế, đơn vị này đề nghị lãnh đạo thành phố xem xét phương án bố trí vị trí tương xứng cho các hộ sản xuất, kinh doanh đá mỹ nghệ có diện tích thu hồi đất ở lớn (trên 300m2) trên mặt tiền đường Huyền Trân Công Chúa; giải quyết bố trí tái định cư cho 4 hộ giải tỏa mặt tiền đường trên do trước đây đã đăng ký nhận đất tái định cư đường Trần Hưng Đạo (nối dài) nhưng các lô đất này không còn để bố trí cho họ.
Trong khi đó, ông Nguyễn Tuấn Anh, Giám đốc Công ty TNHH MTV Vật liệu xây dựng-Xây lắp và kinh doanh nhà Đà Nẵng cho biết, tại dự án Khu đô thị Hòa Hải 1-3, giai đoạn 1 còn 25 hồ sơ chưa bàn giao mặt bằng; đã có 186 lô đất thực tế bố trí tái định cư giai đoạn 1 và giai đoạn 2; phần khu đất Tiến Hiếu còn 46 hồ sơ, công ty đã mời nhận tiền 3 lần và mời nhận đất tái định cư nhưng các hộ chưa nhận. Về khu tái định cư phía Tây Khu đô thị công nghệ FPT, còn  lại 25 hồ sơ đất nhà ở, 12 hồ sơ đất nông nghiệp và 70 mộ chưa bàn giao, di dời. Vướng mắc tại dự án này là 12 hộ giải tỏa đi hẳn ở vị trí mặt tiền đường Trần Đại Nghĩa chưa đồng ý cho kiểm định để yêu cầu bố trí tái định cư tại chỗ; trong khi đơn vị này báo cáo đã có 200 lô đất tái định cư thực tế. Dự án Trường Đại học Mỹ-Thái Bình Dương, hiện còn 59 hồ sơ đất nhà ở, 25 hồ sơ đất nông nghiệp và 695 mộ chưa bàn giao, di dời; trong khi công ty đã bàn giao mặt bằng giai đoạn 1 cho trường để xây dựng nhà điều hành. Dự án Khu dân cư Nam Tuyên Sơn có tổng cộng 198 hồ sơ giải tỏa, phân kỳ 1 đã giải tỏa xong mặt bằng nhưng phân kỳ 2 còn 16 hồ sơ chưa bàn giao mặt bằng…
Một vướng mắc nữa trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn, là triển khai dự án Khu du lịch ven biển Sao Việt. Theo báo cáo từ Ban Giải tỏa đền bù các dự án đầu tư xây dựng số 3, đến ngày 22-8, đã chi trả, bàn giao mặt bằng 60 hồ sơ, còn lại 33 hộ chưa bàn giao 2,2 ha. Nguyên nhân là do các hộ đang kinh doanh dịch vụ du lịch nên việc vận động bàn giao mặt bằng khó khăn, các hộ có ý kiến cần đối thoại với lãnh đạo quận và thành phố để giải quyết các nguyện vọng.
Vấn đề lớn trong bố trí tái định cư được đưa ra trong buổi làm việc giữa lãnh đạo thành phố với các bên liên quan, chính là việc bàn giao mặt bằng để bố trí tái định cư cho các hộ dân thuộc dự án Khu du lịch sinh thái làng quê (Khuê Đông 1 và 2). Theo đó, nhiều ý kiến người dân cho rằng, giai đoạn 1 Khu dân cư Bá Tùng đã có hơn 1 nghìn lô đất, nhưng lại bố trí tái định cư vào giai đoạn 2 với 500 lô, trong khi chưa có hệ thống điện nước nên không bảo đảm đời sống cho nhân dân.
“Tái định cư là ưu tiên số 1”
Đó là khẳng định của Bí thư Thành ủy Nguyễn Bá Thanh tại buổi làm việc với các bên liên quan. Theo đó, vấn đề đối với quận Ngũ Hành Sơn không phải là giải tỏa, đền bù mà ưu tiên cho bố trí tái định cư.
Để giải quyết vấn đề này, đồng chí Bí thư Thành ủy đề nghị các đơn vị chức năng bố trí 500 lô đất tái định cư Khu dân cư Bá Tùng (giai đoạn 1) cho các hộ dân giải tỏa thuộc dự án Khu du lịch sinh thái làng quê (Khuê Đông 1 và 2) trên tinh thần tạm ứng tiền đền bù cho nhân dân xây dựng nhà ở trước, và nhân dân chưa phải bàn giao mặt bằng ngay cho dự án. Đồng thời, đồng chí cũng đề nghị các đơn vị thi công đẩy nhanh tiến độ giai đoạn 5 dự án Nghĩa trang Hòa Sơn và thi công 40 ha Nghĩa trang Hòa Ninh để ưu tiên bàn giao bố trí cho việc cất bốc, di dời và cải táng các phần mộ trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn. Việc giải tỏa đền bù để thực hiện các dự án này phải kết thúc trong tháng 9-2011.
Sau khi nghe ý kiến của các đơn vị và địa phương, đồng chí Bí thư Thành ủy đã đúc kết những vấn đề cần quan tâm tại các dự án trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn. Theo đó, về quy hoạch, tất cả các tuyến đường lớn trên địa bàn phải thống nhất lấy từ 20 – 30 mét để khai thác quỹ đất; đồng thời quản lý kiến trúc ngay từ đầu đối với việc xây dựng tại các tuyến đường này nhằm bảo đảm mỹ quan, trật tự đô thị. Đồng chí đề nghị Sở Xây dựng nghiên cứu, tham khảo ý kiến chuyên gia để quy hoạch tuyến đường Huyền Trân Công Chúa thành trục chính của khu danh thắng Ngũ Hành Sơn. “Cần giải tỏa khu phía Bắc, sắp xếp lại khu vực phía Nam tuyến đường làm sao để người dân vừa ở được, vừa kinh doanh được, để khu vực này thành khu phố đẹp, thu hút khách du lịch đến mua sắm về đêm”, đồng chí Nguyễn Bá Thanh đề nghị. Bên cạnh đó, trong khu vực này cần quy hoạch một vườn tượng quy mô khoảng 10ha kết hợp với công viên, cây cảnh, là điểm tham quan du lịch, mua sắm, đồng thời là địa điểm tổ chức các sự kiện điêu khắc quốc tế, thu hút các nhà điêu khắc danh tiếng trên thế giới.
Trước việc triển khai tiến độ các dự án không đồng đều, đồng chí Nguyễn Bá Thanh đề nghị các đơn vị chức năng tiến hành tổng rà soát toàn bộ quỹ đất trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn; tổng rà soát các dự án du lịch trên địa bàn quận. “Đề nghị các chủ dự án phải cam kết về thời gian triển khai, nếu chậm tiến độ hoặc không triển khai thì thành phố sẽ có biện pháp để thu hồi các dự án này”, đồng chí Bí thư Thành ủy nhấn mạnh. Cùng với đó, để triển khai nhanh các dự án trên địa bàn, đồng chí yêu cầu chính quyền địa phương, các bên liên quan trực tiếp đối thoại với người dân, tháo gỡ những vướng mắc trong giải tỏa đền bù; giải quyết thấu tình đạt lý trên tinh thần kiểm tra chặt chẽ từng hồ sơ; chuẩn bị các phương án tiến hành cưỡng chế cương quyết và chặt chẽ.
Nguyễn Thành

(Theo website Nguyễn Bá Thanh)