Thứ Sáu, 30 tháng 9, 2011

Đồng chí Nguyễn Bá Thanh chủ trì hội nghị Thành ủy lần thứ 5 (mở rộng)


Ngày 30-9, đồng chí Nguyễn Bá Thanh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố chủ trì Hội nghị Thành ủy lần thứ 5 (mở rộng), đánh giá tình hình thực hiện công tác quý III, 9 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ trọng tâm từ nay đến cuối năm.

Đồng chí Nguyễn Bá Thanh

Đồng chí Nguyễn Bá Thanh

Theo báo cáo do Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Trần Thọ trình bày tại hội nghị, về phát triển kinh tế, có 5 lĩnh vực đạt kết quả khá: Tổng lượng khách du lịch đến thành phố ước đạt 1,93 triệu lượt người (đạt 91,8% kế hoạch năm), doanh thu ước đạt 1.500 tỷ đồng (đạt 99,7%); tổng mức bán lẻ hàng hóa dịch vụ ước 28,5 nghìn tỷ đồng (đạt 82%); giá trị kim ngạch xuất khẩu ước thực hiện hơn 1 tỷ USD (đạt 73,4%); tổng thu ngân sách Nhà nước ước thực hiện 10.640 tỷ đồng (đạt 85% dự toán); tổng chi ngân sách địa phương ước thực hiện 8.653 tỷ đồng (đạt 88% dự toán).

Tuy nhiên, có 3 lĩnh vực đạt kết quả thấp: Tổng sản phẩm xã hội (GDP) trên địa bàn 9 tháng ước tăng 13,1% so với cùng kỳ 2010; sản xuất công nghiệp tăng trưởng chậm, giá trị ước thực hiện 10.290 tỷ đồng (đạt 69,3%); sản xuất nông nghiệp gặp khó khăn, giá trị sản xuất toàn ngành ước đạt 579,5 tỷ đồng (tăng 1,8% so cùng kỳ 2010). Các lĩnh vực văn hóa, xã hội được tập trung thực hiện và tiếp tục có bước phát triển; giải quyết việc làm cho 26.394 lao động (đạt 79,98%). Tình hình vi phạm, tội phạm và tai nạn giao thông trên địa bàn thành phố được kiềm chế và giảm so với cùng kỳ.

Về lãnh đạo công tác xây dựng Đảng, Ban Thường vụ Thành ủy đã chỉ đạo các cấp ủy Đảng đẩy mạnh công tác thông tin chính trị tư tưởng, tuyên truyền, định hướng dư luận xã hội, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, chỉ đạo bố trí, sắp xếp lại một số tổ chức cơ sở Đảng phù hợp với sự lãnh đạo của cáp ủy cấp trên trực tiếp; kết nạp 1.705 đảng viên mới; kiểm tra tổ chức Đảng và đảng viên; thi hành kỷ luật đối với 2 tổ chức Đảng và 73 đảng viên.

Các đại biểu tham dự hội nghị

Các đại biểu tham dự hội nghị

Về một số nhiệm vụ trọng tâm quý 4, Ban Thường vụ Thành ủy yêu cầu các cấp, các ngành tập trung phát động và đẩy mạnh phong trào thi đua nước rút thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội năm 2011, triển khai cụ thể hóa và thực hiện các hướng đột phá về kinh tế-xã hội; duy trì và thực hiện tốt các chương trình an sinh, chủ trương an dân, trọng tâm là các chương trình “thành phố 5 không”, “thành phố 3 có”, giảm nghèo, nhà ở xã hội, ban hành và triển khai thực hiện Đề án giải quyết việc làm trong độ tuổi lao động giai đoạn 2011-2015; tăng cường các biện pháp đấu tranh, phòng chống tội phạm (nhất là cướp giật, ma túy), tuyên truyền về việc chấp hành luật giao thông, triển khai việc đội mũ bảo hiểm bảo đảm chất lượng gắn với mở đợt cao điểm xử lý vi phạm; tăng cường công tác dân vận, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân. Về xây dựng chính quyền và cải cách hành chính, thành phố sẽ tiếp tục củng cố, kiện toàn gắn với tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức; đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao chất lượng hoạt động, năng lực quản lý, điều hành của bộ máy hành chính các cấp; hoàn thành khảo sát phân loại tổ dân phố, thôn; sửa đổi, bổ sung các quy định về chế độ trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố, quận, huyện và trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị và tổ chức, cá nhân làm nhiệm vụ tham mưu trong chỉ đạo, điều hành công tác cải cách hành chính.

Các cấp ủy Đảng cần tăng cường sự lãnh đạo toàn diện trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương; triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng; thực hiện tốt việc bố trí, sắp xếp lại một số tổ chức cơ sở Đảng phù hợp với sự lãnh đạo của cấp ủy cấp trên trực tiếp; đẩy mạnh công tác xây dựng tổ chức Đảng, đoàn thể nhân dân trong các doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước; lãnh đạo thực hiện tốt công tác đánh giá, phân loại, khen thưởng tổ chức cơ sở Đảng, đảng viên năm 2011.

Kết luận tại hội nghị, đồng chí Nguyễn Bá Thanh nhấn mạnh về triển khai cụ thể hóa 5 hướng đột phá; về những vấn đề bức xúc của thành phố cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhằm hoàn thành tốt các chỉ tiêu, kế hoạch của năm 2011 đồng thời tạo nền tảng cho việc thực hiện tốt kế hoạch 5 năm 2011-2015. Đồng chí cũng yêu cầu triển khai thực hiện tốt các giải pháp về bảo đảm an toàn giao thông, phòng chống lụt bão…; chuẩn bị tốt các điều kiện để chăm lo đời sống nhân dân trong dịp Tết Âm lịch, kỷ niệm 15 năm thành phố Đà Nẵng trở thành đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương.

Tin và ảnh: N.THÀNH(Theo DaNang)


(Theo website Nguyễn Bá Thanh)

Thứ Tư, 28 tháng 9, 2011

Dự án đầu tư xây dựng công trình nút giao thông khác mức ngã ba Huế


Thời gian qua, Báo Đà Nẵng và các cơ quan hữu quan nhận được nhiều đơn thư của người dân ở các phường Hòa Minh (quận Liên Chiểu), Hòa An (Cẩm Lệ) và Thanh Khê Tây, An Khê (Thanh Khê) bày tỏ băn khoăn, lo lắng vì không rõ nhà mình có nằm trong phạm vi giải tỏa dự án Đầu tư xây dựng công trình Nút giao thông khác mức ngã ba Huế (cầu vượt qua đường sắt) không? Khi nào sẽ tiến hành giải tỏa? Phương án đền bù giải tỏa và bố trí tái định cư ra sao?…

Mô hình công trình nút giao thông khác mức ngã ba Huế trong tương lai.

Mô hình công trình nút giao thông khác mức ngã ba Huế trong tương lai.

Phóng viên Báo Đà Nẵng đã làm việc, tìm hiểu tại một số cơ quan chức năng và được biết, phạm vi quy hoạch mở rộng ra xung quanh trung tâm nút giao thông ngã ba Huế hiện trạng kéo dài theo 4 tuyến đường: Trục 1 Tây Bắc, Điện Biên Phủ, Trường Chinh, Tôn Đức Thắng, và trên đoạn đường sắt Bắc – Nam từ Km793+310 đến Km793+610. Trong khi đó, theo thiết kế, dự kiến công trình kéo dài theo đường Tôn Đức Thắng khoảng 360m, độ mở rộng theo phương ngang so với chỉ giới đường đỏ về mỗi phía khoảng 13m; kéo dài theo đường Điện Biên Phủ khoảng 270m, độ mở rộng theo phương ngang so với chỉ giới đường đỏ về mỗi phía khoảng 5m; kéo dài theo đường Trục 1 Tây Bắc khoảng 220m, không mở rộng theo phương ngang; kéo dài theo đường Trường Chinh dự kiến khoảng 270m, độ mở rộng theo phương ngang so với chỉ giới đường đỏ về phía không có đường sắt Bắc-Nam (phía Đông) khoảng 8m.

Còn theo Sơ đồ ranh giới quy hoạch sử dụng đất để đầu tư xây dựng công trình Nút giao thông khác mức ngã ba Huế do UBND thành phố phê duyệt tại Quyết định số 5286 ngày 23-6-2011, phạm vi quy hoạch thuộc phường Hòa An (quận Cẩm Lệ), phường Hòa Minh (quận Liên Chiểu), phường Thanh Khê Tây và An Khê (quận Thanh Khê). Ranh giới sử dụng đất của dự án được giới hạn như sau: giáp Khu dân cư Thanh Lộc Đán ở phía Đông Bắc; giáp Khu dân cư số 1 Trường Chinh ở phía Tây Nam; giáp Khu dân cư Phần Lăng ở phía Đông Nam; giáp Trung tâm đô thị mới Tây Bắc ở phía Tây Bắc. Đáng chú ý là diện tích chiếm dụng đất của nút giao thông khác mức ngã ba Huế lên đến 96.066m2 và thu hồi thêm 64.629m2 đất xung quanh khu trung tâm và kéo dài theo 4 tuyến đường để phục vụ thi công, nâng tổng diện tích đất thu hồi sử dụng cho dự án lên đến 160.695m2 (hơn 16ha).

Theo Quyết định số 1609/QĐ-BGTVT ngày 21-7-2011 của Bộ Giao thông-Vận tải, thời gian thực hiện dự án dự kiến kéo dài 4 năm, từ năm 2012 đến 2015, trong đó 1 năm cho thiết kế kỹ thuật và phê duyệt; 1 năm cho công tác tổ chức đấu thầu, thiết kế bản vẽ thi công và phê duyệt bản vẽ thi công; 2 năm cho công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) và thi công. Theo đó, trong năm 2012 tiến hành thiết kế kỹ thuật và chuẩn bị thực hiện dự án, để năm 2013 tiến hành khởi công xây dựng công trình và hoàn thành vào quý 3 năm 2015. Còn phạm vi GPMB được xác định theo hồ sơ thiết kế cơ sở của dự án do Công ty Tư vấn đầu tư và xây dựng giao thông vận tải lập, sau khi hồ sơ thiết kế cơ sở này và ranh giới quy hoạch sử dụng đất được duyệt; căn cứ xác định hồ sơ GPMB được tính theo chỉ giới xây dựng công trình; phạm vi chiếm dụng vĩnh viễn là phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng đường bộ và hệ thống nút giao; khối lượng GPMB được xác định trên cơ sở phạm vi GPMB của dự án, từ đó xác định được số nhà, diện tích nhà, diện tích các loại đất phải thu hồi, số lượng các công trình hạ tầng kỹ thuật phải di dời.

Còn về phương án bồi thường, bố trí và hỗ trợ tái định cư, Bộ Giao thông-Vận tải giao đơn vị chủ đầu tư là Sở Giao thông-Vận tải Đà Nẵng thực hiện theo đúng thủ tục quy định… Ông Phạm Trường Sơn, Trưởng ban Quản lý Dự án Cầu Rồng, đơn vị được Sở Giao thông-Vận tải giao điều hành dự án cho hay: “Theo kế hoạch, dự án sẽ được triển khai từ năm 2012. Tùy theo nguồn vốn được cấp, chúng tôi sẽ triển khai các công tác theo tiến độ yêu cầu. Trong kế hoạch vốn của năm 2011, chỉ cấp kinh phí cho công tác lập dự án đầu tư thôi. Về phạm vi giải tỏa, chúng tôi vừa hoàn thành cắm mốc ranh giới giải tỏa trên thực địa và đã bàn giao cho chính quyền các địa phương quản lý. Trước mắt, người dân muốn biết nhà mình có nằm trong phạm vi quy hoạch hay không thì mang số thửa đất, số tờ bản đồ đến UBND các quận để đối chiếu, xác nhận quy hoạch. Hiện chưa có kế hoạch cụ thể về thời gian giải tỏa. Còn phương án đền bù, bố trí, hỗ trợ tái định cư sẽ do thành phố xây dựng và thành lập Hội đồng GPMB để thực hiện”.

Được biết, UBND thành phố vừa gửi Công văn số 5563 đề nghị Bộ Giao thông-Vận tải cho phép được thực hiện dự án Đầu tư xây dựng công trình Nút giao thông khác mức tại ngã ba Huế theo hình thức Hợp đồng BT, với thời gian thực hiện đầu tư từ năm 2011 đến 2013. Trước nhiều thắc mắc, lo lắng của người dân về phạm vi giải tỏa để đầu tư xây dựng công trình, thiết nghĩ, UBND các quận và đơn vị chức năng cần sớm công bố một số thông tin công khai về dự án để người dân biết và an tâm.

Bài và ảnh: Hoàng Hiệp(Theo DaNang)


(Theo website Nguyễn Bá Thanh)

Dự án đầu tư xây dựng công trình nút giao thông khác mức ngã ba Huế


Thời gian qua, Báo Đà Nẵng và các cơ quan hữu quan nhận được nhiều đơn thư của người dân ở các phường Hòa Minh (quận Liên Chiểu), Hòa An (Cẩm Lệ) và Thanh Khê Tây, An Khê (Thanh Khê) bày tỏ băn khoăn, lo lắng vì không rõ nhà mình có nằm trong phạm vi giải tỏa dự án Đầu tư xây dựng công trình Nút giao thông khác mức ngã ba Huế (cầu vượt qua đường sắt) không? Khi nào sẽ tiến hành giải tỏa? Phương án đền bù giải tỏa và bố trí tái định cư ra sao?…

Mô hình công trình nút giao thông khác mức ngã ba Huế trong tương lai.

Mô hình công trình nút giao thông khác mức ngã ba Huế trong tương lai.

Phóng viên Báo Đà Nẵng đã làm việc, tìm hiểu tại một số cơ quan chức năng và được biết, phạm vi quy hoạch mở rộng ra xung quanh trung tâm nút giao thông ngã ba Huế hiện trạng kéo dài theo 4 tuyến đường: Trục 1 Tây Bắc, Điện Biên Phủ, Trường Chinh, Tôn Đức Thắng, và trên đoạn đường sắt Bắc – Nam từ Km793+310 đến Km793+610. Trong khi đó, theo thiết kế, dự kiến công trình kéo dài theo đường Tôn Đức Thắng khoảng 360m, độ mở rộng theo phương ngang so với chỉ giới đường đỏ về mỗi phía khoảng 13m; kéo dài theo đường Điện Biên Phủ khoảng 270m, độ mở rộng theo phương ngang so với chỉ giới đường đỏ về mỗi phía khoảng 5m; kéo dài theo đường Trục 1 Tây Bắc khoảng 220m, không mở rộng theo phương ngang; kéo dài theo đường Trường Chinh dự kiến khoảng 270m, độ mở rộng theo phương ngang so với chỉ giới đường đỏ về phía không có đường sắt Bắc-Nam (phía Đông) khoảng 8m.

Còn theo Sơ đồ ranh giới quy hoạch sử dụng đất để đầu tư xây dựng công trình Nút giao thông khác mức ngã ba Huế do UBND thành phố phê duyệt tại Quyết định số 5286 ngày 23-6-2011, phạm vi quy hoạch thuộc phường Hòa An (quận Cẩm Lệ), phường Hòa Minh (quận Liên Chiểu), phường Thanh Khê Tây và An Khê (quận Thanh Khê). Ranh giới sử dụng đất của dự án được giới hạn như sau: giáp Khu dân cư Thanh Lộc Đán ở phía Đông Bắc; giáp Khu dân cư số 1 Trường Chinh ở phía Tây Nam; giáp Khu dân cư Phần Lăng ở phía Đông Nam; giáp Trung tâm đô thị mới Tây Bắc ở phía Tây Bắc. Đáng chú ý là diện tích chiếm dụng đất của nút giao thông khác mức ngã ba Huế lên đến 96.066m2 và thu hồi thêm 64.629m2 đất xung quanh khu trung tâm và kéo dài theo 4 tuyến đường để phục vụ thi công, nâng tổng diện tích đất thu hồi sử dụng cho dự án lên đến 160.695m2 (hơn 16ha).

Theo Quyết định số 1609/QĐ-BGTVT ngày 21-7-2011 của Bộ Giao thông-Vận tải, thời gian thực hiện dự án dự kiến kéo dài 4 năm, từ năm 2012 đến 2015, trong đó 1 năm cho thiết kế kỹ thuật và phê duyệt; 1 năm cho công tác tổ chức đấu thầu, thiết kế bản vẽ thi công và phê duyệt bản vẽ thi công; 2 năm cho công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) và thi công. Theo đó, trong năm 2012 tiến hành thiết kế kỹ thuật và chuẩn bị thực hiện dự án, để năm 2013 tiến hành khởi công xây dựng công trình và hoàn thành vào quý 3 năm 2015. Còn phạm vi GPMB được xác định theo hồ sơ thiết kế cơ sở của dự án do Công ty Tư vấn đầu tư và xây dựng giao thông vận tải lập, sau khi hồ sơ thiết kế cơ sở này và ranh giới quy hoạch sử dụng đất được duyệt; căn cứ xác định hồ sơ GPMB được tính theo chỉ giới xây dựng công trình; phạm vi chiếm dụng vĩnh viễn là phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng đường bộ và hệ thống nút giao; khối lượng GPMB được xác định trên cơ sở phạm vi GPMB của dự án, từ đó xác định được số nhà, diện tích nhà, diện tích các loại đất phải thu hồi, số lượng các công trình hạ tầng kỹ thuật phải di dời.

Còn về phương án bồi thường, bố trí và hỗ trợ tái định cư, Bộ Giao thông-Vận tải giao đơn vị chủ đầu tư là Sở Giao thông-Vận tải Đà Nẵng thực hiện theo đúng thủ tục quy định… Ông Phạm Trường Sơn, Trưởng ban Quản lý Dự án Cầu Rồng, đơn vị được Sở Giao thông-Vận tải giao điều hành dự án cho hay: “Theo kế hoạch, dự án sẽ được triển khai từ năm 2012. Tùy theo nguồn vốn được cấp, chúng tôi sẽ triển khai các công tác theo tiến độ yêu cầu. Trong kế hoạch vốn của năm 2011, chỉ cấp kinh phí cho công tác lập dự án đầu tư thôi. Về phạm vi giải tỏa, chúng tôi vừa hoàn thành cắm mốc ranh giới giải tỏa trên thực địa và đã bàn giao cho chính quyền các địa phương quản lý. Trước mắt, người dân muốn biết nhà mình có nằm trong phạm vi quy hoạch hay không thì mang số thửa đất, số tờ bản đồ đến UBND các quận để đối chiếu, xác nhận quy hoạch. Hiện chưa có kế hoạch cụ thể về thời gian giải tỏa. Còn phương án đền bù, bố trí, hỗ trợ tái định cư sẽ do thành phố xây dựng và thành lập Hội đồng GPMB để thực hiện”.

Được biết, UBND thành phố vừa gửi Công văn số 5563 đề nghị Bộ Giao thông-Vận tải cho phép được thực hiện dự án Đầu tư xây dựng công trình Nút giao thông khác mức tại ngã ba Huế theo hình thức Hợp đồng BT, với thời gian thực hiện đầu tư từ năm 2011 đến 2013. Trước nhiều thắc mắc, lo lắng của người dân về phạm vi giải tỏa để đầu tư xây dựng công trình, thiết nghĩ, UBND các quận và đơn vị chức năng cần sớm công bố một số thông tin công khai về dự án để người dân biết và an tâm.

Bài và ảnh: Hoàng Hiệp(Theo DaNang)


(Theo website Nguyễn Bá Thanh)

Dự án đầu tư xây dựng công trình nút giao thông khác mức ngã ba Huế


Thời gian qua, Báo Đà Nẵng và các cơ quan hữu quan nhận được nhiều đơn thư của người dân ở các phường Hòa Minh (quận Liên Chiểu), Hòa An (Cẩm Lệ) và Thanh Khê Tây, An Khê (Thanh Khê) bày tỏ băn khoăn, lo lắng vì không rõ nhà mình có nằm trong phạm vi giải tỏa dự án Đầu tư xây dựng công trình Nút giao thông khác mức ngã ba Huế (cầu vượt qua đường sắt) không? Khi nào sẽ tiến hành giải tỏa? Phương án đền bù giải tỏa và bố trí tái định cư ra sao?…

Mô hình công trình nút giao thông khác mức ngã ba Huế trong tương lai.

Mô hình công trình nút giao thông khác mức ngã ba Huế trong tương lai.

Phóng viên Báo Đà Nẵng đã làm việc, tìm hiểu tại một số cơ quan chức năng và được biết, phạm vi quy hoạch mở rộng ra xung quanh trung tâm nút giao thông ngã ba Huế hiện trạng kéo dài theo 4 tuyến đường: Trục 1 Tây Bắc, Điện Biên Phủ, Trường Chinh, Tôn Đức Thắng, và trên đoạn đường sắt Bắc – Nam từ Km793+310 đến Km793+610. Trong khi đó, theo thiết kế, dự kiến công trình kéo dài theo đường Tôn Đức Thắng khoảng 360m, độ mở rộng theo phương ngang so với chỉ giới đường đỏ về mỗi phía khoảng 13m; kéo dài theo đường Điện Biên Phủ khoảng 270m, độ mở rộng theo phương ngang so với chỉ giới đường đỏ về mỗi phía khoảng 5m; kéo dài theo đường Trục 1 Tây Bắc khoảng 220m, không mở rộng theo phương ngang; kéo dài theo đường Trường Chinh dự kiến khoảng 270m, độ mở rộng theo phương ngang so với chỉ giới đường đỏ về phía không có đường sắt Bắc-Nam (phía Đông) khoảng 8m.

Còn theo Sơ đồ ranh giới quy hoạch sử dụng đất để đầu tư xây dựng công trình Nút giao thông khác mức ngã ba Huế do UBND thành phố phê duyệt tại Quyết định số 5286 ngày 23-6-2011, phạm vi quy hoạch thuộc phường Hòa An (quận Cẩm Lệ), phường Hòa Minh (quận Liên Chiểu), phường Thanh Khê Tây và An Khê (quận Thanh Khê). Ranh giới sử dụng đất của dự án được giới hạn như sau: giáp Khu dân cư Thanh Lộc Đán ở phía Đông Bắc; giáp Khu dân cư số 1 Trường Chinh ở phía Tây Nam; giáp Khu dân cư Phần Lăng ở phía Đông Nam; giáp Trung tâm đô thị mới Tây Bắc ở phía Tây Bắc. Đáng chú ý là diện tích chiếm dụng đất của nút giao thông khác mức ngã ba Huế lên đến 96.066m2 và thu hồi thêm 64.629m2 đất xung quanh khu trung tâm và kéo dài theo 4 tuyến đường để phục vụ thi công, nâng tổng diện tích đất thu hồi sử dụng cho dự án lên đến 160.695m2 (hơn 16ha).

Theo Quyết định số 1609/QĐ-BGTVT ngày 21-7-2011 của Bộ Giao thông-Vận tải, thời gian thực hiện dự án dự kiến kéo dài 4 năm, từ năm 2012 đến 2015, trong đó 1 năm cho thiết kế kỹ thuật và phê duyệt; 1 năm cho công tác tổ chức đấu thầu, thiết kế bản vẽ thi công và phê duyệt bản vẽ thi công; 2 năm cho công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) và thi công. Theo đó, trong năm 2012 tiến hành thiết kế kỹ thuật và chuẩn bị thực hiện dự án, để năm 2013 tiến hành khởi công xây dựng công trình và hoàn thành vào quý 3 năm 2015. Còn phạm vi GPMB được xác định theo hồ sơ thiết kế cơ sở của dự án do Công ty Tư vấn đầu tư và xây dựng giao thông vận tải lập, sau khi hồ sơ thiết kế cơ sở này và ranh giới quy hoạch sử dụng đất được duyệt; căn cứ xác định hồ sơ GPMB được tính theo chỉ giới xây dựng công trình; phạm vi chiếm dụng vĩnh viễn là phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng đường bộ và hệ thống nút giao; khối lượng GPMB được xác định trên cơ sở phạm vi GPMB của dự án, từ đó xác định được số nhà, diện tích nhà, diện tích các loại đất phải thu hồi, số lượng các công trình hạ tầng kỹ thuật phải di dời.

Còn về phương án bồi thường, bố trí và hỗ trợ tái định cư, Bộ Giao thông-Vận tải giao đơn vị chủ đầu tư là Sở Giao thông-Vận tải Đà Nẵng thực hiện theo đúng thủ tục quy định… Ông Phạm Trường Sơn, Trưởng ban Quản lý Dự án Cầu Rồng, đơn vị được Sở Giao thông-Vận tải giao điều hành dự án cho hay: “Theo kế hoạch, dự án sẽ được triển khai từ năm 2012. Tùy theo nguồn vốn được cấp, chúng tôi sẽ triển khai các công tác theo tiến độ yêu cầu. Trong kế hoạch vốn của năm 2011, chỉ cấp kinh phí cho công tác lập dự án đầu tư thôi. Về phạm vi giải tỏa, chúng tôi vừa hoàn thành cắm mốc ranh giới giải tỏa trên thực địa và đã bàn giao cho chính quyền các địa phương quản lý. Trước mắt, người dân muốn biết nhà mình có nằm trong phạm vi quy hoạch hay không thì mang số thửa đất, số tờ bản đồ đến UBND các quận để đối chiếu, xác nhận quy hoạch. Hiện chưa có kế hoạch cụ thể về thời gian giải tỏa. Còn phương án đền bù, bố trí, hỗ trợ tái định cư sẽ do thành phố xây dựng và thành lập Hội đồng GPMB để thực hiện”.

Được biết, UBND thành phố vừa gửi Công văn số 5563 đề nghị Bộ Giao thông-Vận tải cho phép được thực hiện dự án Đầu tư xây dựng công trình Nút giao thông khác mức tại ngã ba Huế theo hình thức Hợp đồng BT, với thời gian thực hiện đầu tư từ năm 2011 đến 2013. Trước nhiều thắc mắc, lo lắng của người dân về phạm vi giải tỏa để đầu tư xây dựng công trình, thiết nghĩ, UBND các quận và đơn vị chức năng cần sớm công bố một số thông tin công khai về dự án để người dân biết và an tâm.

Bài và ảnh: Hoàng Hiệp(Theo DaNang)


(Theo website Nguyễn Bá Thanh)

Thứ Bảy, 24 tháng 9, 2011

Bí thư Thành ủy Nguyễn Bá Thanh tiếp Bí thư tỉnh Khammuon (Lào)


Chiều 24-9, đồng chí Nguyễn Bá Thanh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố đã tiếp và làm việc với đồng chí Khambay Đamlat, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư, Tỉnh trưởng tỉnh Khammuon (Cộng hòa DCND Lào).

Đồng chí Nguyễn Bá Thanh tặng quà lưu niệm cho Bí thư tỉnh Khammuon

Đồng chí Nguyễn Bá Thanh tặng quà lưu niệm cho Bí thư tỉnh Khammuon

Tại buổi tiếp, đồng chí Nguyễn Bá Thanh nhiệt liệt chào mừng chuyến thăm và làm việc của Đoàn cán bộ tỉnh Khammuon tại Đà Nẵng và coi đây là một biểu hiện sinh động của tình đoàn kết, hữu nghị đặc biệt keo sơn giữa hai Đảng, hai Nhà nước Việt Nam và Lào. Đồng chí cũng cho biết, trong thời gian qua, cùng với việc tập trung phát triển kinh tế-xã hội, giữ vững quốc phòng-an ninh, Đà Nẵng cũng đã đẩy mạnh mối quan hệ hợp tác, hữu nghị với các địa phương của Lào, nhất là các tỉnh Nam Lào trên các lĩnh vực: nông nghiệp, giao thông, quy hoạch, giáo dục-đào tạo… Đây là những lĩnh vực quan trọng sẽ được tiếp tục thúc đẩy hơn nữa trong thời gian tới của các địa phương.

Đồng chí Khambay Đamlat cảm ơn sự đón tiếp nồng hậu và ấm áp tình cảm anh em mà Đà Nẵng dành cho Đoàn. Đây là chuyến thăm của lãnh đạo tỉnh Khammuon theo lời mời của Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Lào đến các tỉnh miền Bắc và Trung Việt Nam để học hỏi, trao đổi kinh nghiệm phát triển, đồng thời thắt chặt tình hữu nghị giữa các địa phương của hai Đảng, hai Nhà nước. Đồng chí cũng chân thành cảm ơn thành phố Đà Nẵng đã tạo điều kiện thuận lợi trong việc hợp tác với Khammuon trên lĩnh vực giáo dục-đào tạo, trong đó có việc đào tạo hơn 200 lưu học sinh Lào tại Đại học Đà Nẵng… nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ cho địa phương và góp phần phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa Lào và Việt Nam.

Nhân dịp này, đồng chí Khambay Đamlat cũng có lơi mời chính thức lãnh đạo thành phố Đà Nẵng đến thăm và làm việc tại tỉnh Khammuon trong thời gian sớm nhất.

Tin và ảnh: N.T(Theo DaNang)


(Theo website Nguyễn Bá Thanh)

Thứ Tư, 21 tháng 9, 2011

Ông Nguyễn Bá Thanh: cán bộ phải tâm huyết với phong trào, có bản lĩnh, lòng trắc ẩn


Bài phát biểu của đồng chí Nguyễn Bá Thanh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố tại Đại hội đại biểu Phụ nữ thành phố lần thứ XII)

Kính thưa Đoàn Chủ tịch,

Kính thưa các Bà mẹ Việt Nam Anh hùng,

Thưa đồng chí Nguyễn Thị Thanh Hòa, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam,

Thưa các đồng chí đại biểu cùng toàn thể chị em thân mến,

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm.

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm.

Hôm nay, Đại hội đại biểu Phụ nữ thành phố lần thứ XII long trọng khai mạc. Thay mặt lãnh đạo thành phố, tôi nhiệt liệt chào mừng các Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, các vị khách mời, chào mừng 205 đại biểu chính thức đại diện cho hơn 141.000 hội viên Hội Liên hiệp Phụ nữ toàn thành phố về dự Đại hội. Xin gửi đến các đồng chí lời chúc sức khỏe, hạnh phúc, chúc Đại hội thành công tốt đẹp.

Trong thời gian qua, đồng hành với sự phát triển của thành phố, trăn trở với những khó khăn của cuộc sống, Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố đã thực sự tập hợp, đoàn kết được đông đảo phụ nữ tham gia vào các phong trào do Hội phát động. Nhiều chương trình, phong trào và mô hình hoạt động đã được triển khai một cách sâu rộng, chứng tỏ được tính bền vững và có hiệu quả cao như phong trào “Phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế gia đình” hay sáng kiến “Quỹ góp vốn quay vòng”. Quan trọng hơn, Hội đã có sự hỗ trợ thiết thực và hiệu quả trong hướng dẫn cách làm ăn, tạo việc làm cho nhiều chị em, góp phần tích cực vào thành công của chương trình “xóa đói giảm nghèo” của thành phố. Có thể nói, qua hoạt động của các cấp Hội, kết quả nổi bật nhất chính là rất nhiều mảnh đời phụ nữ gặp khó khăn trong cuộc sống đã có được mái ấm hạnh phúc, nhiều trẻ em hư, lang thang cơ nhỡ đã trở lại trường học, nhiều phụ nữ cô đơn được chăm sóc, nhiều gia đình có nguy cơ ly tán được sum họp. Công lao ấy, nỗ lực ấy rất đáng trân trọng và đó chính là minh chứng rõ nét cho sự nhiệt tình, tận tụy của các cán bộ Hội từ cấp thành phố xuống tới cơ sở.

Có thể nói, nhờ vận dụng sáng tạo đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước đối với công tác phụ nữ vào thực tiễn sinh động của phong trào phụ nữ thành phố, với nhiệt huyết và tinh thần trách nhiệm, đội ngũ cán bộ Hội đã giúp hoạt động của các cấp Hội sôi nổi hơn, dần thoát khỏi tình trạng thụ động, cầm chừng và hình thức. Chúng ta có quyền hy vọng và tin tưởng rằng, Hội sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của thành phố, đặc biệt là trong vận động nhân dân thực hiện thành công các chủ trương lớn như giải tỏa, đền bù, tái định cư, chỉnh trang đô thị, tạo công ăn việc làm và xây dựng nếp sống văn minh đô thị, làm cho diện mạo của thành phố ngày càng hiện đại và giàu mạnh.

Thay mặt lãnh đạo thành phố, tôi nhiệt liệt hoan nghênh và biểu dương những thành tích cùng sự đóng góp to lớn của các tầng lớp phụ nữ và các cấp Hội vào sự phát triển chung của thành phố. Cũng nhân dịp này, tôi xin gửi lời cảm ơn tới Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đã thường xuyên quan tâm chỉ đạo kịp thời, dành sự ưu ái và hỗ trợ to lớn đối với phong trào phụ nữ thành phố Đà Nẵng.

Thưa Đại hội,

Thành quả mà Hội đạt được rất đáng trân trọng và sẽ luôn được lãnh đạo cùng nhân dân thành phố ghi nhận. Thành quả đó cần tiếp tục được phát huy dù hoạt động của các cấp Hội đang còn nhiều khó khăn, thách thức. Những đòi hỏi cấp bách từ cuộc sống, những trở ngại về cách thức tiếp cận trong hoạt động phong trào, những khó khăn về tập hợp lực lượng cần được phân tích và đánh giá nghiêm túc để từ đó Hội xây dựng được những chương trình hành động sát thực và có sức thu hút.

Với tinh thần đó, trong nhiệm kỳ đến, Hội cần chú trọng các nội dung sau:

Thứ nhất, các chương trình, phong trào của Hội cần tập trung ưu tiên gắn liền với các chương trình lớn của thành phố, đặc biệt là các chương trình thành phố “5 không”, thành phố “3 có”. Thành phố không đề nghị Hội phải nghiên cứu, xây dựng chương trình hành động để hoàn thành tất cả các mục tiêu của hai chương trình nêu trên. Ở đây tính chủ động và sáng tạo cần được phát huy để Hội có thể xây dựng thành những nội dung hoạt động phù hợp với đặc điểm của mình.

Bằng kỹ năng vận động thuyết phục, bằng khả năng kết nối và hơn hết bằng sự bền bỉ, tình cảm và lòng trắc ẩn của người phụ nữ, là những người mẹ, người cô, người chị, các cấp Hội cũng như mỗi hội viên phụ nữ hoàn toàn có thể thực hiện tốt và hiệu quả hơn nữa các nội dung như hỗ trợ phát triển kinh tế gia đình, giúp đỡ phụ nữ diện hộ đặc biệt nghèo, hướng nghiệp, chuyển đổi ngành nghề cho phụ nữ thuộc diện giải tỏa, tái định cư; hỗ trợ phụ nữ đơn thân, phụ nữ nuôi con một mình có nhà ở; giúp đỡ học sinh bỏ học, thiếu niên hư, chậm tiến quay lại trường học.

Cần lưu ý rằng, các chương trình “5 không” và “3 có” của thành phố không thể đứng riêng lẻ và tách rời nhau. Chính vì vậy, bên cạnh những mục tiêu hết sức cụ thể đối với mỗi hoạt động, Hội cần có một cái nhìn tổng thể để làm sao ở mỗi giai đoạn nhất định, đều có sự tương hỗ và sự tiếp sức để các hội viên, đối tượng cũng như cộng đồng luôn nhận được hỗ trợ thiết thực và kịp thời để hòa nhập với cuộc sống.

Thứ hai, Hội cần phải đóng vai trò là đơn vị chủ công trong đấu tranh phòng, chống và giải quyết nạn bạo hành trong gia đình, đặc biệt là bạo hành đối với phụ nữ và trẻ em. Chúng ta không thể tự hào về một Đà Nẵng đang từng bước trở nên văn minh và hiện đại khi đâu đó còn diễn ra tình cảnh những người vợ, những đứa con thường xuyên phải hứng chịu những trận đòn quằn thân, những lời xỉ vả cay nghiệt và những bạo hành về tinh thần. Để giải quyết toàn diện và triệt để vấn nạn nhức nhối trên không chỉ đơn giản là xử lý nhanh các vụ việc theo đơn thư của nạn nhân, càng không phải là việc ra tay hành động khi cái ác trong gia đình đã được đưa ra công luận. Tôi cho rằng, số lượng các vụ bạo lực gia đình được biết đến qua các báo cáo chính thức là rất nhỏ bé so với sự thật đằng sau những cánh cửa khép kín do sự che giấu của chính nạn nhân hoặc sự vô cảm của cộng đồng.

Chính vì vậy, tôi thực sự trông cậy Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố sẽ đi đầu trong việc phối hợp với các cơ quan chức năng giải quyết triệt để tình trạng này. Thông qua hình thức sinh hoạt câu lạc bộ, mở các lớp kỹ năng tổ chức gia đình, Hội cần tuyên truyền rộng rãi để quần chúng hiểu biết về quy định của pháp luật; mặt khác, cần chủ động hoàn thiện quy trình xử lý bạo lực gia đình; phải dày công tìm hiểu tình hình thực tế, nắm bắt trong cộng đồng những phụ nữ và trẻ em có nguy cơ bạo hành để có phương án ngăn chặn từ sớm; phải dứt khoát xóa bỏ tâm lý “đèn nhà ai nấy rạng”, coi chuyện bạo lực gia đình là chuyện riêng của mỗi nhà mà phải coi đây là một vấn đề xã hội, làm sao phơi bày chân thực hiện trạng bạo lực gia đình để công luận và xã hội cùng lên án. Đặc biệt, phải xây dựng các cấp Hội cơ sở thực sự trở thành chỗ dựa đầy tin cậy và trách nhiệm cho những nạn nhân, đồng thời phải là những tổ chức kiên trì và nhẫn nại theo dõi đến cùng việc xử lý bạo lực gia đình.

Như vậy, có thể nói, các vấn đề kinh tế, xã hội, đô thị hóa của thành phố đang đặt ra cho Hội rất nhiều điều cần giải quyết. Tự hào được sống trong một thành phố đang thay đổi và đi lên từng ngày, chúng ta cũng cần thấy được trách nhiệm nặng nề làm sao giúp phụ nữ và trẻ nhỏ trên toàn thành phố được hưởng một cuộc sống an toàn và có chất lượng hơn. Chừng nào vẫn còn những phụ nữ nghèo, phụ nữ đơn thân không nhà cửa; chừng nào vẫn còn đơn thư tố cáo về bạo lực gia đình được gửi lên các cấp Hội hay lãnh đạo thành phố, chừng nào vẫn còn trẻ em lang thang đường phố thì lúc đó hoạt động của các cấp Hội vẫn còn phải có trách nhiệm, chủ động và cải tiến hơn nữa.

Nhiệm vụ trọng tâm thứ ba là tiếp tục kiện toàn bộ máy tổ chức Hội các cấp một cách hợp lý và hiệu quả. Hiện nay, tôi nhận thấy có sự thiếu ổn định về cán bộ Hội các cấp. Nhiều cán bộ Hội có kinh nghiệm, có nhiệt huyết nhưng đã lớn tuổi, và sức khỏe hạn chế. Trong khi đó, số cán bộ Hội còn trẻ có trình độ, nhạy bén thì lại thiếu kinh nghiệm. Điều này đòi hỏi Hội Liên hiệp Phụ nữ phải tiếp tục chủ động trong đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ hiện có theo hướng chuyên nghiệp. Trong bối cảnh mới, yêu cầu đặt ra đối với người cán bộ Hội như sau:

- Một là, tâm huyết với phong trào, có bản lĩnh, có lòng trắc ẩn, mạnh dạn xuất hiện và chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng trong giải quyết các “điểm nóng”, các vấn đề bất cập nảy sinh trong quá trình phát triển thành phố.

- Hai là, được đào tạo bài bản về các kỹ năng hoạt động Hội. Người cán bộ Hội tiêu biểu có thể là cán bộ dự án chuyên nghiệp nhưng cũng đồng thời là một cán bộ tuyên truyền có sức thuyết phục, sức cảm hóa và cũng là một người chị, người mẹ biết động viên, hòa giải, vỗ về những gia đình hay những chị em, những cháu nhỏ gặp phải những bất hạnh trong cuộc sống.

- Ba là, đối với các cấp Hội thành phố và quận, huyện, cần coi cơ sở, khu dân cư là cơ quan làm việc thứ hai của mình, cần nắm bắt sâu sát các chương trình, phong trào đang triển khai, cập nhật những vướng mắc để giải quyết kịp thời và thấu đáo nhằm chăm lo thiết thực quyền lợi của hội viên. Đây sẽ là cách thức hiệu quả nhất để giúp người cán bộ Hội không mắc phải căn bệnh quan liêu, hành chính hóa trong phong trào.

Thưa Đại hội,

Thưa các đồng chí đại biểu,

Đại hội đại biểu Phụ nữ thành phố lần thứ XII cũng là dịp để các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban, ngành kiểm điểm, đánh giá lại công tác lãnh đạo và sự quan tâm của mình đối với phong trào phụ nữ. Chính vì vậy, tôi cũng đề nghị các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban, ngành cần tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, tạo mọi điều kiện thuận lợi để phong trào phụ nữ thành phố không ngừng phát triển, đáp ứng được những yêu cầu của tình hình mới và thực hiện thắng lợi các mục tiêu mà Đại hội đã đề ra.

Cùng với niềm vinh dự tự hào về lịch sử vẻ vang và phẩm chất cao đẹp, truyền thống anh hùng bất khuất, trung hậu đảm đang của phụ nữ Việt Nam, tự hào sống trong thành phố ngày càng phát triển, chúng ta càng phải nhận thức sâu sắc hơn nữa về trách nhiệm nặng nề của Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố trong chặng đường sắp tới. Tôi tin tưởng rằng, sự năng động, sáng tạo, trí tuệ và trách nhiệm cao, lực lượng phụ nữ thành phố sẽ đoàn kết, tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức, nâng cao chất lượng hoạt động, chăm lo tốt hơn chất lượng cuộc sống phụ nữ, đưa phong trào phụ nữ toàn thành phố có những bước phát triển mới, góp sức cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân thành phố thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ đã đề ra và tạo đà cho sự tăng trưởng mạnh mẽ hơn nữa của thành phố trong giai đoạn tới.

Cuối cùng, xin kính chúc các Bà mẹ Việt Nam Anh hùng sức khỏe và trường thọ, xin chúc các đồng chí đại biểu, quý vị khách mời mạnh khoẻ, hạnh phúc và thành đạt.

Theo DaNang


(Theo website Nguyễn Bá Thanh)

Ông Nguyễn Bá Thanh:”cán bộ phải tâm huyết với phong trào, có bản lĩnh, lòng trắc ẩn”


Bài phát biểu của đồng chí Nguyễn Bá Thanh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố tại Đại hội đại biểu Phụ nữ thành phố lần thứ XII)

Kính thưa Đoàn Chủ tịch,

Kính thưa các Bà mẹ Việt Nam Anh hùng,

Thưa đồng chí Nguyễn Thị Thanh Hòa, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam,

Thưa các đồng chí đại biểu cùng toàn thể chị em thân mến,

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm.

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm.

Hôm nay, Đại hội đại biểu Phụ nữ thành phố lần thứ XII long trọng khai mạc. Thay mặt lãnh đạo thành phố, tôi nhiệt liệt chào mừng các Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, các vị khách mời, chào mừng 205 đại biểu chính thức đại diện cho hơn 141.000 hội viên Hội Liên hiệp Phụ nữ toàn thành phố về dự Đại hội. Xin gửi đến các đồng chí lời chúc sức khỏe, hạnh phúc, chúc Đại hội thành công tốt đẹp.

Trong thời gian qua, đồng hành với sự phát triển của thành phố, trăn trở với những khó khăn của cuộc sống, Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố đã thực sự tập hợp, đoàn kết được đông đảo phụ nữ tham gia vào các phong trào do Hội phát động. Nhiều chương trình, phong trào và mô hình hoạt động đã được triển khai một cách sâu rộng, chứng tỏ được tính bền vững và có hiệu quả cao như phong trào “Phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế gia đình” hay sáng kiến “Quỹ góp vốn quay vòng”. Quan trọng hơn, Hội đã có sự hỗ trợ thiết thực và hiệu quả trong hướng dẫn cách làm ăn, tạo việc làm cho nhiều chị em, góp phần tích cực vào thành công của chương trình “xóa đói giảm nghèo” của thành phố. Có thể nói, qua hoạt động của các cấp Hội, kết quả nổi bật nhất chính là rất nhiều mảnh đời phụ nữ gặp khó khăn trong cuộc sống đã có được mái ấm hạnh phúc, nhiều trẻ em hư, lang thang cơ nhỡ đã trở lại trường học, nhiều phụ nữ cô đơn được chăm sóc, nhiều gia đình có nguy cơ ly tán được sum họp. Công lao ấy, nỗ lực ấy rất đáng trân trọng và đó chính là minh chứng rõ nét cho sự nhiệt tình, tận tụy của các cán bộ Hội từ cấp thành phố xuống tới cơ sở.

Có thể nói, nhờ vận dụng sáng tạo đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước đối với công tác phụ nữ vào thực tiễn sinh động của phong trào phụ nữ thành phố, với nhiệt huyết và tinh thần trách nhiệm, đội ngũ cán bộ Hội đã giúp hoạt động của các cấp Hội sôi nổi hơn, dần thoát khỏi tình trạng thụ động, cầm chừng và hình thức. Chúng ta có quyền hy vọng và tin tưởng rằng, Hội sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của thành phố, đặc biệt là trong vận động nhân dân thực hiện thành công các chủ trương lớn như giải tỏa, đền bù, tái định cư, chỉnh trang đô thị, tạo công ăn việc làm và xây dựng nếp sống văn minh đô thị, làm cho diện mạo của thành phố ngày càng hiện đại và giàu mạnh.

Thay mặt lãnh đạo thành phố, tôi nhiệt liệt hoan nghênh và biểu dương những thành tích cùng sự đóng góp to lớn của các tầng lớp phụ nữ và các cấp Hội vào sự phát triển chung của thành phố. Cũng nhân dịp này, tôi xin gửi lời cảm ơn tới Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đã thường xuyên quan tâm chỉ đạo kịp thời, dành sự ưu ái và hỗ trợ to lớn đối với phong trào phụ nữ thành phố Đà Nẵng.

Thưa Đại hội,

Thành quả mà Hội đạt được rất đáng trân trọng và sẽ luôn được lãnh đạo cùng nhân dân thành phố ghi nhận. Thành quả đó cần tiếp tục được phát huy dù hoạt động của các cấp Hội đang còn nhiều khó khăn, thách thức. Những đòi hỏi cấp bách từ cuộc sống, những trở ngại về cách thức tiếp cận trong hoạt động phong trào, những khó khăn về tập hợp lực lượng cần được phân tích và đánh giá nghiêm túc để từ đó Hội xây dựng được những chương trình hành động sát thực và có sức thu hút.

Với tinh thần đó, trong nhiệm kỳ đến, Hội cần chú trọng các nội dung sau:

Thứ nhất, các chương trình, phong trào của Hội cần tập trung ưu tiên gắn liền với các chương trình lớn của thành phố, đặc biệt là các chương trình thành phố “5 không”, thành phố “3 có”. Thành phố không đề nghị Hội phải nghiên cứu, xây dựng chương trình hành động để hoàn thành tất cả các mục tiêu của hai chương trình nêu trên. Ở đây tính chủ động và sáng tạo cần được phát huy để Hội có thể xây dựng thành những nội dung hoạt động phù hợp với đặc điểm của mình.

Bằng kỹ năng vận động thuyết phục, bằng khả năng kết nối và hơn hết bằng sự bền bỉ, tình cảm và lòng trắc ẩn của người phụ nữ, là những người mẹ, người cô, người chị, các cấp Hội cũng như mỗi hội viên phụ nữ hoàn toàn có thể thực hiện tốt và hiệu quả hơn nữa các nội dung như hỗ trợ phát triển kinh tế gia đình, giúp đỡ phụ nữ diện hộ đặc biệt nghèo, hướng nghiệp, chuyển đổi ngành nghề cho phụ nữ thuộc diện giải tỏa, tái định cư; hỗ trợ phụ nữ đơn thân, phụ nữ nuôi con một mình có nhà ở; giúp đỡ học sinh bỏ học, thiếu niên hư, chậm tiến quay lại trường học.

Cần lưu ý rằng, các chương trình “5 không” và “3 có” của thành phố không thể đứng riêng lẻ và tách rời nhau. Chính vì vậy, bên cạnh những mục tiêu hết sức cụ thể đối với mỗi hoạt động, Hội cần có một cái nhìn tổng thể để làm sao ở mỗi giai đoạn nhất định, đều có sự tương hỗ và sự tiếp sức để các hội viên, đối tượng cũng như cộng đồng luôn nhận được hỗ trợ thiết thực và kịp thời để hòa nhập với cuộc sống.

Thứ hai, Hội cần phải đóng vai trò là đơn vị chủ công trong đấu tranh phòng, chống và giải quyết nạn bạo hành trong gia đình, đặc biệt là bạo hành đối với phụ nữ và trẻ em. Chúng ta không thể tự hào về một Đà Nẵng đang từng bước trở nên văn minh và hiện đại khi đâu đó còn diễn ra tình cảnh những người vợ, những đứa con thường xuyên phải hứng chịu những trận đòn quằn thân, những lời xỉ vả cay nghiệt và những bạo hành về tinh thần. Để giải quyết toàn diện và triệt để vấn nạn nhức nhối trên không chỉ đơn giản là xử lý nhanh các vụ việc theo đơn thư của nạn nhân, càng không phải là việc ra tay hành động khi cái ác trong gia đình đã được đưa ra công luận. Tôi cho rằng, số lượng các vụ bạo lực gia đình được biết đến qua các báo cáo chính thức là rất nhỏ bé so với sự thật đằng sau những cánh cửa khép kín do sự che giấu của chính nạn nhân hoặc sự vô cảm của cộng đồng.

Chính vì vậy, tôi thực sự trông cậy Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố sẽ đi đầu trong việc phối hợp với các cơ quan chức năng giải quyết triệt để tình trạng này. Thông qua hình thức sinh hoạt câu lạc bộ, mở các lớp kỹ năng tổ chức gia đình, Hội cần tuyên truyền rộng rãi để quần chúng hiểu biết về quy định của pháp luật; mặt khác, cần chủ động hoàn thiện quy trình xử lý bạo lực gia đình; phải dày công tìm hiểu tình hình thực tế, nắm bắt trong cộng đồng những phụ nữ và trẻ em có nguy cơ bạo hành để có phương án ngăn chặn từ sớm; phải dứt khoát xóa bỏ tâm lý “đèn nhà ai nấy rạng”, coi chuyện bạo lực gia đình là chuyện riêng của mỗi nhà mà phải coi đây là một vấn đề xã hội, làm sao phơi bày chân thực hiện trạng bạo lực gia đình để công luận và xã hội cùng lên án. Đặc biệt, phải xây dựng các cấp Hội cơ sở thực sự trở thành chỗ dựa đầy tin cậy và trách nhiệm cho những nạn nhân, đồng thời phải là những tổ chức kiên trì và nhẫn nại theo dõi đến cùng việc xử lý bạo lực gia đình.

Như vậy, có thể nói, các vấn đề kinh tế, xã hội, đô thị hóa của thành phố đang đặt ra cho Hội rất nhiều điều cần giải quyết. Tự hào được sống trong một thành phố đang thay đổi và đi lên từng ngày, chúng ta cũng cần thấy được trách nhiệm nặng nề làm sao giúp phụ nữ và trẻ nhỏ trên toàn thành phố được hưởng một cuộc sống an toàn và có chất lượng hơn. Chừng nào vẫn còn những phụ nữ nghèo, phụ nữ đơn thân không nhà cửa; chừng nào vẫn còn đơn thư tố cáo về bạo lực gia đình được gửi lên các cấp Hội hay lãnh đạo thành phố, chừng nào vẫn còn trẻ em lang thang đường phố thì lúc đó hoạt động của các cấp Hội vẫn còn phải có trách nhiệm, chủ động và cải tiến hơn nữa.

Nhiệm vụ trọng tâm thứ ba là tiếp tục kiện toàn bộ máy tổ chức Hội các cấp một cách hợp lý và hiệu quả. Hiện nay, tôi nhận thấy có sự thiếu ổn định về cán bộ Hội các cấp. Nhiều cán bộ Hội có kinh nghiệm, có nhiệt huyết nhưng đã lớn tuổi, và sức khỏe hạn chế. Trong khi đó, số cán bộ Hội còn trẻ có trình độ, nhạy bén thì lại thiếu kinh nghiệm. Điều này đòi hỏi Hội Liên hiệp Phụ nữ phải tiếp tục chủ động trong đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ hiện có theo hướng chuyên nghiệp. Trong bối cảnh mới, yêu cầu đặt ra đối với người cán bộ Hội như sau:

- Một là, tâm huyết với phong trào, có bản lĩnh, có lòng trắc ẩn, mạnh dạn xuất hiện và chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng trong giải quyết các “điểm nóng”, các vấn đề bất cập nảy sinh trong quá trình phát triển thành phố.

- Hai là, được đào tạo bài bản về các kỹ năng hoạt động Hội. Người cán bộ Hội tiêu biểu có thể là cán bộ dự án chuyên nghiệp nhưng cũng đồng thời là một cán bộ tuyên truyền có sức thuyết phục, sức cảm hóa và cũng là một người chị, người mẹ biết động viên, hòa giải, vỗ về những gia đình hay những chị em, những cháu nhỏ gặp phải những bất hạnh trong cuộc sống.

- Ba là, đối với các cấp Hội thành phố và quận, huyện, cần coi cơ sở, khu dân cư là cơ quan làm việc thứ hai của mình, cần nắm bắt sâu sát các chương trình, phong trào đang triển khai, cập nhật những vướng mắc để giải quyết kịp thời và thấu đáo nhằm chăm lo thiết thực quyền lợi của hội viên. Đây sẽ là cách thức hiệu quả nhất để giúp người cán bộ Hội không mắc phải căn bệnh quan liêu, hành chính hóa trong phong trào.

Thưa Đại hội,

Thưa các đồng chí đại biểu,

Đại hội đại biểu Phụ nữ thành phố lần thứ XII cũng là dịp để các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban, ngành kiểm điểm, đánh giá lại công tác lãnh đạo và sự quan tâm của mình đối với phong trào phụ nữ. Chính vì vậy, tôi cũng đề nghị các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban, ngành cần tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, tạo mọi điều kiện thuận lợi để phong trào phụ nữ thành phố không ngừng phát triển, đáp ứng được những yêu cầu của tình hình mới và thực hiện thắng lợi các mục tiêu mà Đại hội đã đề ra.

Cùng với niềm vinh dự tự hào về lịch sử vẻ vang và phẩm chất cao đẹp, truyền thống anh hùng bất khuất, trung hậu đảm đang của phụ nữ Việt Nam, tự hào sống trong thành phố ngày càng phát triển, chúng ta càng phải nhận thức sâu sắc hơn nữa về trách nhiệm nặng nề của Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố trong chặng đường sắp tới. Tôi tin tưởng rằng, sự năng động, sáng tạo, trí tuệ và trách nhiệm cao, lực lượng phụ nữ thành phố sẽ đoàn kết, tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức, nâng cao chất lượng hoạt động, chăm lo tốt hơn chất lượng cuộc sống phụ nữ, đưa phong trào phụ nữ toàn thành phố có những bước phát triển mới, góp sức cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân thành phố thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ đã đề ra và tạo đà cho sự tăng trưởng mạnh mẽ hơn nữa của thành phố trong giai đoạn tới.

Cuối cùng, xin kính chúc các Bà mẹ Việt Nam Anh hùng sức khỏe và trường thọ, xin chúc các đồng chí đại biểu, quý vị khách mời mạnh khoẻ, hạnh phúc và thành đạt.

Theo DaNang


(Theo website Nguyễn Bá Thanh)

Ông Nguyễn Bá Thanh:”cán bộ phải tâm huyết với phong trào, có bản lĩnh, lòng trắc ẩn”


Bài phát biểu của đồng chí Nguyễn Bá Thanh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố tại Đại hội đại biểu Phụ nữ thành phố lần thứ XII)

Kính thưa Đoàn Chủ tịch,

Kính thưa các Bà mẹ Việt Nam Anh hùng,

Thưa đồng chí Nguyễn Thị Thanh Hòa, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam,

Thưa các đồng chí đại biểu cùng toàn thể chị em thân mến,

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm.

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm.

Hôm nay, Đại hội đại biểu Phụ nữ thành phố lần thứ XII long trọng khai mạc. Thay mặt lãnh đạo thành phố, tôi nhiệt liệt chào mừng các Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, các vị khách mời, chào mừng 205 đại biểu chính thức đại diện cho hơn 141.000 hội viên Hội Liên hiệp Phụ nữ toàn thành phố về dự Đại hội. Xin gửi đến các đồng chí lời chúc sức khỏe, hạnh phúc, chúc Đại hội thành công tốt đẹp.

Trong thời gian qua, đồng hành với sự phát triển của thành phố, trăn trở với những khó khăn của cuộc sống, Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố đã thực sự tập hợp, đoàn kết được đông đảo phụ nữ tham gia vào các phong trào do Hội phát động. Nhiều chương trình, phong trào và mô hình hoạt động đã được triển khai một cách sâu rộng, chứng tỏ được tính bền vững và có hiệu quả cao như phong trào “Phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế gia đình” hay sáng kiến “Quỹ góp vốn quay vòng”. Quan trọng hơn, Hội đã có sự hỗ trợ thiết thực và hiệu quả trong hướng dẫn cách làm ăn, tạo việc làm cho nhiều chị em, góp phần tích cực vào thành công của chương trình “xóa đói giảm nghèo” của thành phố. Có thể nói, qua hoạt động của các cấp Hội, kết quả nổi bật nhất chính là rất nhiều mảnh đời phụ nữ gặp khó khăn trong cuộc sống đã có được mái ấm hạnh phúc, nhiều trẻ em hư, lang thang cơ nhỡ đã trở lại trường học, nhiều phụ nữ cô đơn được chăm sóc, nhiều gia đình có nguy cơ ly tán được sum họp. Công lao ấy, nỗ lực ấy rất đáng trân trọng và đó chính là minh chứng rõ nét cho sự nhiệt tình, tận tụy của các cán bộ Hội từ cấp thành phố xuống tới cơ sở.

Có thể nói, nhờ vận dụng sáng tạo đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước đối với công tác phụ nữ vào thực tiễn sinh động của phong trào phụ nữ thành phố, với nhiệt huyết và tinh thần trách nhiệm, đội ngũ cán bộ Hội đã giúp hoạt động của các cấp Hội sôi nổi hơn, dần thoát khỏi tình trạng thụ động, cầm chừng và hình thức. Chúng ta có quyền hy vọng và tin tưởng rằng, Hội sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của thành phố, đặc biệt là trong vận động nhân dân thực hiện thành công các chủ trương lớn như giải tỏa, đền bù, tái định cư, chỉnh trang đô thị, tạo công ăn việc làm và xây dựng nếp sống văn minh đô thị, làm cho diện mạo của thành phố ngày càng hiện đại và giàu mạnh.

Thay mặt lãnh đạo thành phố, tôi nhiệt liệt hoan nghênh và biểu dương những thành tích cùng sự đóng góp to lớn của các tầng lớp phụ nữ và các cấp Hội vào sự phát triển chung của thành phố. Cũng nhân dịp này, tôi xin gửi lời cảm ơn tới Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đã thường xuyên quan tâm chỉ đạo kịp thời, dành sự ưu ái và hỗ trợ to lớn đối với phong trào phụ nữ thành phố Đà Nẵng.

Thưa Đại hội,

Thành quả mà Hội đạt được rất đáng trân trọng và sẽ luôn được lãnh đạo cùng nhân dân thành phố ghi nhận. Thành quả đó cần tiếp tục được phát huy dù hoạt động của các cấp Hội đang còn nhiều khó khăn, thách thức. Những đòi hỏi cấp bách từ cuộc sống, những trở ngại về cách thức tiếp cận trong hoạt động phong trào, những khó khăn về tập hợp lực lượng cần được phân tích và đánh giá nghiêm túc để từ đó Hội xây dựng được những chương trình hành động sát thực và có sức thu hút.

Với tinh thần đó, trong nhiệm kỳ đến, Hội cần chú trọng các nội dung sau:

Thứ nhất, các chương trình, phong trào của Hội cần tập trung ưu tiên gắn liền với các chương trình lớn của thành phố, đặc biệt là các chương trình thành phố “5 không”, thành phố “3 có”. Thành phố không đề nghị Hội phải nghiên cứu, xây dựng chương trình hành động để hoàn thành tất cả các mục tiêu của hai chương trình nêu trên. Ở đây tính chủ động và sáng tạo cần được phát huy để Hội có thể xây dựng thành những nội dung hoạt động phù hợp với đặc điểm của mình.

Bằng kỹ năng vận động thuyết phục, bằng khả năng kết nối và hơn hết bằng sự bền bỉ, tình cảm và lòng trắc ẩn của người phụ nữ, là những người mẹ, người cô, người chị, các cấp Hội cũng như mỗi hội viên phụ nữ hoàn toàn có thể thực hiện tốt và hiệu quả hơn nữa các nội dung như hỗ trợ phát triển kinh tế gia đình, giúp đỡ phụ nữ diện hộ đặc biệt nghèo, hướng nghiệp, chuyển đổi ngành nghề cho phụ nữ thuộc diện giải tỏa, tái định cư; hỗ trợ phụ nữ đơn thân, phụ nữ nuôi con một mình có nhà ở; giúp đỡ học sinh bỏ học, thiếu niên hư, chậm tiến quay lại trường học.

Cần lưu ý rằng, các chương trình “5 không” và “3 có” của thành phố không thể đứng riêng lẻ và tách rời nhau. Chính vì vậy, bên cạnh những mục tiêu hết sức cụ thể đối với mỗi hoạt động, Hội cần có một cái nhìn tổng thể để làm sao ở mỗi giai đoạn nhất định, đều có sự tương hỗ và sự tiếp sức để các hội viên, đối tượng cũng như cộng đồng luôn nhận được hỗ trợ thiết thực và kịp thời để hòa nhập với cuộc sống.

Thứ hai, Hội cần phải đóng vai trò là đơn vị chủ công trong đấu tranh phòng, chống và giải quyết nạn bạo hành trong gia đình, đặc biệt là bạo hành đối với phụ nữ và trẻ em. Chúng ta không thể tự hào về một Đà Nẵng đang từng bước trở nên văn minh và hiện đại khi đâu đó còn diễn ra tình cảnh những người vợ, những đứa con thường xuyên phải hứng chịu những trận đòn quằn thân, những lời xỉ vả cay nghiệt và những bạo hành về tinh thần. Để giải quyết toàn diện và triệt để vấn nạn nhức nhối trên không chỉ đơn giản là xử lý nhanh các vụ việc theo đơn thư của nạn nhân, càng không phải là việc ra tay hành động khi cái ác trong gia đình đã được đưa ra công luận. Tôi cho rằng, số lượng các vụ bạo lực gia đình được biết đến qua các báo cáo chính thức là rất nhỏ bé so với sự thật đằng sau những cánh cửa khép kín do sự che giấu của chính nạn nhân hoặc sự vô cảm của cộng đồng.

Chính vì vậy, tôi thực sự trông cậy Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố sẽ đi đầu trong việc phối hợp với các cơ quan chức năng giải quyết triệt để tình trạng này. Thông qua hình thức sinh hoạt câu lạc bộ, mở các lớp kỹ năng tổ chức gia đình, Hội cần tuyên truyền rộng rãi để quần chúng hiểu biết về quy định của pháp luật; mặt khác, cần chủ động hoàn thiện quy trình xử lý bạo lực gia đình; phải dày công tìm hiểu tình hình thực tế, nắm bắt trong cộng đồng những phụ nữ và trẻ em có nguy cơ bạo hành để có phương án ngăn chặn từ sớm; phải dứt khoát xóa bỏ tâm lý “đèn nhà ai nấy rạng”, coi chuyện bạo lực gia đình là chuyện riêng của mỗi nhà mà phải coi đây là một vấn đề xã hội, làm sao phơi bày chân thực hiện trạng bạo lực gia đình để công luận và xã hội cùng lên án. Đặc biệt, phải xây dựng các cấp Hội cơ sở thực sự trở thành chỗ dựa đầy tin cậy và trách nhiệm cho những nạn nhân, đồng thời phải là những tổ chức kiên trì và nhẫn nại theo dõi đến cùng việc xử lý bạo lực gia đình.

Như vậy, có thể nói, các vấn đề kinh tế, xã hội, đô thị hóa của thành phố đang đặt ra cho Hội rất nhiều điều cần giải quyết. Tự hào được sống trong một thành phố đang thay đổi và đi lên từng ngày, chúng ta cũng cần thấy được trách nhiệm nặng nề làm sao giúp phụ nữ và trẻ nhỏ trên toàn thành phố được hưởng một cuộc sống an toàn và có chất lượng hơn. Chừng nào vẫn còn những phụ nữ nghèo, phụ nữ đơn thân không nhà cửa; chừng nào vẫn còn đơn thư tố cáo về bạo lực gia đình được gửi lên các cấp Hội hay lãnh đạo thành phố, chừng nào vẫn còn trẻ em lang thang đường phố thì lúc đó hoạt động của các cấp Hội vẫn còn phải có trách nhiệm, chủ động và cải tiến hơn nữa.

Nhiệm vụ trọng tâm thứ ba là tiếp tục kiện toàn bộ máy tổ chức Hội các cấp một cách hợp lý và hiệu quả. Hiện nay, tôi nhận thấy có sự thiếu ổn định về cán bộ Hội các cấp. Nhiều cán bộ Hội có kinh nghiệm, có nhiệt huyết nhưng đã lớn tuổi, và sức khỏe hạn chế. Trong khi đó, số cán bộ Hội còn trẻ có trình độ, nhạy bén thì lại thiếu kinh nghiệm. Điều này đòi hỏi Hội Liên hiệp Phụ nữ phải tiếp tục chủ động trong đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ hiện có theo hướng chuyên nghiệp. Trong bối cảnh mới, yêu cầu đặt ra đối với người cán bộ Hội như sau:

- Một là, tâm huyết với phong trào, có bản lĩnh, có lòng trắc ẩn, mạnh dạn xuất hiện và chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng trong giải quyết các “điểm nóng”, các vấn đề bất cập nảy sinh trong quá trình phát triển thành phố.

- Hai là, được đào tạo bài bản về các kỹ năng hoạt động Hội. Người cán bộ Hội tiêu biểu có thể là cán bộ dự án chuyên nghiệp nhưng cũng đồng thời là một cán bộ tuyên truyền có sức thuyết phục, sức cảm hóa và cũng là một người chị, người mẹ biết động viên, hòa giải, vỗ về những gia đình hay những chị em, những cháu nhỏ gặp phải những bất hạnh trong cuộc sống.

- Ba là, đối với các cấp Hội thành phố và quận, huyện, cần coi cơ sở, khu dân cư là cơ quan làm việc thứ hai của mình, cần nắm bắt sâu sát các chương trình, phong trào đang triển khai, cập nhật những vướng mắc để giải quyết kịp thời và thấu đáo nhằm chăm lo thiết thực quyền lợi của hội viên. Đây sẽ là cách thức hiệu quả nhất để giúp người cán bộ Hội không mắc phải căn bệnh quan liêu, hành chính hóa trong phong trào.

Thưa Đại hội,

Thưa các đồng chí đại biểu,

Đại hội đại biểu Phụ nữ thành phố lần thứ XII cũng là dịp để các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban, ngành kiểm điểm, đánh giá lại công tác lãnh đạo và sự quan tâm của mình đối với phong trào phụ nữ. Chính vì vậy, tôi cũng đề nghị các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban, ngành cần tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, tạo mọi điều kiện thuận lợi để phong trào phụ nữ thành phố không ngừng phát triển, đáp ứng được những yêu cầu của tình hình mới và thực hiện thắng lợi các mục tiêu mà Đại hội đã đề ra.

Cùng với niềm vinh dự tự hào về lịch sử vẻ vang và phẩm chất cao đẹp, truyền thống anh hùng bất khuất, trung hậu đảm đang của phụ nữ Việt Nam, tự hào sống trong thành phố ngày càng phát triển, chúng ta càng phải nhận thức sâu sắc hơn nữa về trách nhiệm nặng nề của Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố trong chặng đường sắp tới. Tôi tin tưởng rằng, sự năng động, sáng tạo, trí tuệ và trách nhiệm cao, lực lượng phụ nữ thành phố sẽ đoàn kết, tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức, nâng cao chất lượng hoạt động, chăm lo tốt hơn chất lượng cuộc sống phụ nữ, đưa phong trào phụ nữ toàn thành phố có những bước phát triển mới, góp sức cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân thành phố thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ đã đề ra và tạo đà cho sự tăng trưởng mạnh mẽ hơn nữa của thành phố trong giai đoạn tới.

Cuối cùng, xin kính chúc các Bà mẹ Việt Nam Anh hùng sức khỏe và trường thọ, xin chúc các đồng chí đại biểu, quý vị khách mời mạnh khoẻ, hạnh phúc và thành đạt.

Theo DaNang


(Theo website Nguyễn Bá Thanh)